Nhiều tín hữu khi vào nhà thờ, thì chấm tay vào một bình nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ đó có ý nghĩa gì vậy?
Nhiều tín hữu khi vào nhà thờ, thì chấm tay vào một bình nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ đó có ý nghĩa gì vậy?
Những phát triển đột phá của công nghệ và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng các biến động kinh tế toàn cầu đã và đang thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng lên một tầm cao mới, mang đến nhiều giá trị hơn, sự cá nhân hóa cao hơn, kết nối nhiều hơn và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Theo báo cáo “Triển vọng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng 2023” của ManpowerGroup, nhằm thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nâng cao trải nghiệm số cho người tiêu dùng và xây dựng lợi thế cạnh tranh, các thương hiệu đang đồng thời hướng tới mô hình kinh doanh đa kênh và bán hàng trực tiếp.
Theo báo cáo từ KPMG, mô hình bán hàng trực tiếp có lợi nhuận biên được kỳ vọng tăng tới 40% khi bỏ qua các đại lý bán hàng truyền thống, và dự kiến đạt mốc tăng trưởng trên 20% cho đến năm 2025, mở ra nhiều triển vọng phát triển tích cực và cơ hội việc làm hấp dẫn.
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp cần chủ động tối ưu và đa dạng hóa hình thức tiếp cận khách hàng, đặc biệt là cải thiện trải nghiệm số trong mua sắm.
Qualtrics (Công ty quản lý trải nghiệm của Hoa Kỳ) nhận định các doanh nghiệp có thể mất 4,7 nghìn tỷ USD hàng năm, nếu không đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm số của người dùng. Ngoài ra, Gartner (Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ của Mỹ) dự báo đến năm 2025, 50 doanh nghiệp đi đầu ngành sẽ phát triển ứng dụng mua sắm riêng thông qua việc đầu tư vào AI và công nghệ số.
Tại hội thảo, bà Hoàng My Hương, Giám đốc điều hành Oxford MindPower, Giảng viên Mindfulness, Đại học Oxford nhận định với nhịp sống hối hả hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng kỳ vọng các hình thức mua hàng nhanh chóng, tiện lợi theo kiểu “sống là không chờ đợi”.
Để đáp ứng với nhu cầu này, theo báo cáo từ Crunchbase, các tập đoàn bán lẻ lớn như Amazon hay Albertson's đang thử nghiệm tính năng Check-out free, sử dụng các cảm biến tiên tiến, camera và thanh toán trực tuyến, cho phép người dùng bỏ qua hàng chờ thanh toán thông thường.
Bên cạnh đó, McKinsey (Công ty tư vấn quản trị toàn cầu, chuyên nghiên cứu chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và các tổ chức quốc gia) dự báo thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, và có thể chiếm từ 18-30% doanh số bán hàng ở nhiều thị trường phát triển vào năm 2030, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến.
Ngoài ra, “Dark store” hay các trung tâm chỉ thực hiện đơn hàng mang đi đang trở nên phổ biến sau đại dịch Covid-19, thông qua việc chuyển đổi thành các trung tâm trung chuyển, đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực và thời trang.
Phát triển bền vững hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bà My Hương cho hay, phát triển bền vững là một mục tiêu quan trọng trong ngành hàng tiêu dùng, hướng tới mang lại giá trị cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội cũng như môi trường.
Theo báo cáo từ Deloitte, 97% các “ông lớn” trong ngành hàng tiêu dùng xem phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu, và 54% doanh nghiệp đi đầu cho biết tính bền vững là chìa khóa quan trọng cho sự đổi mới của ngành.
Bà cho biết, Chiến lược phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh “ESG” đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, hướng tới những giá trị tích cực cho môi trường, xã hội. Vào năm 2021, khoảng 1.200 startup xanh áp dụng mô hình kinh doanh đột phá để chống biến đổi khí hậu đã huy động được số tiền kỷ lục, lên tới 90 tỷ USD. Điều này đang tạo thêm áp lực buộc các thương hiệu phải nỗ lực trong việc phát triển bền vững.
Song hành cùng sự phát triển vượt bậc, ngành hàng tiêu dùng cũng phải đối mặt với thực trạng khan hiếm nhân tài, cấu thành từ kỳ vọng càng tăng lên của người lao động đối với doanh nghiệp.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Điệp Lê (Kim), Trưởng nhóm Dịch vụ Tuyển dụng cấp cao và Tư vấn nhân sự, ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, dược, giáo dục, ManpowerGroup Việt Nam cũng đưa ra nhận định, ngành hàng tiêu dùng đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức cam go trong những năm gần đây.
Theo báo cáo “Xu hướng tuyển dụng quý 2/2023” của ManpowerGroup, sự khan hiếm nhân tài đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm, với 77% nhà tuyển dụng ngành hàng tiêu dùng toàn cầu cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài.
Theo bà Kim, mặc dù đang gặp nhiều thách thức về nguồn nhân lực, nhưng thị trường lao động ngành hàng tiêu dùng vẫn có những tín hiệu tích cực. Báo cáo cũng cho thấy triển vọng tuyển dụng toàn cầu của ngành hàng tiêu dùng đã tăng 18%, tăng 11% so với quý trước và sụt giảm chỉ 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, nhu cầu nhân sự với những kỹ năng số và kỹ năng xanh sẽ tăng lên trong thời gian tới, cho thấy tính cấp thiết của việc nâng cao kỹ năng và tái đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cải thiện kỹ năng cho người lao động, gia tăng năng suất công việc cũng như nâng cao tầm quan trọng của việc cải thiện hình ảnh nhà tuyển dụng, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài trong dài hạn.
Theo bà, việc cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng, cũng như văn hóa công ty sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nguồn tài chính lớn.
“Thực tế, rất nhiều công ty startup vẫn thu hút được nhiều người trẻ và giỏi dám dấn thân là do có môi trường, văn hóa tạo cho nhân viên cảm thấy có niềm tin, hy vọng, khiến họ cảm thấy vui vẻ, được cống hiến và có tầm nhìn rõ ràng về tương lai. Họ cũng biết được việc mình làm có đóng góp giá trị gì cho xã hội”, vị này nói.
Nói thêm về vấn đề này, bà My Hương cũng cho rằng, văn hóa, thu nhập, lương bổng chỉ là một yếu tố để giữ chân nhân tài. Ngoài lương, người lao động, đặc biệt là các nhân sự trẻ quan tâm đến tầm nhìn của doanh nghiệp, họ cũng khát khao được cống hiến và muốn được lắng nghe, đây cũng là các yếu tố để thu hút người lao động.
Cláudia S. Sarrico là giáo sư về quản lý tại Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Minho và tại CIPES (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học), Bồ Đào Nha. Email: [email protected].
Tóm tắt: Ngày càng nhiều người có trình độ tiến sĩ. Sự tăng trưởng này đang được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ, những thay đổi trong giới hàn lâm, nhu cầu có nhiều tiến sĩ nghiên cứu hơn, chủ nghĩa bằng cấp và việc nhập khẩu tài năng quốc tế. Trong sự nghiệp học thuật truyền thống đã không còn đủ chỗ cho tất cả những người có bằng tiến sĩ. Nhiều người trở thành những “permadoc” (tiến sĩ vĩnh viễn), mòn mỏi với những hợp đồng giảng dạy tạm thời và thu nhập bấp bênh; những người khác phải chuyển sang công việc bên ngoài giới hàn lâm. Đào tạo tiến sĩ cần thay đổi để chuẩn bị cho những người có bằng tiến sĩ sẵn sàng chấp nhận sự nghiệp đa dạng hơn.
Số người có trình độ tiến sĩ đang tăng nhanh ở những nền kinh tế có thu nhập cao, và gần đây, ở cả những nền kinh tế thu nhập thấp hơn. Vào năm 2019, tỷ lệ trung bình của những người từ 25 đến 64 tuổi có bằng tiến sĩ trên toàn OECD là khoảng 1%. Nếu xu hướng này tiếp tục, 2,3% tổng số thanh niên ngày nay sẽ theo học chương trình tiến sĩ vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì sao có sự mở rộng này, và bằng tiến sĩ đem lại lợi ích gì cho ngày nay?
Số người có bằng tiến sĩ đang tăng nhanh
Mối bận tâm về số lượng người có bằng tiến sĩ bắt đầu từ những năm 1980 ở Hoa Kỳ, nhưng điều đó không làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự mở rộng tiếp tục đặt ra câu hỏi về lợi ích của việc đầu tư vào bằng tiến sĩ đối với các cá nhân và với xã hội.
Việc mở rộng đào tạo bậc tiến sĩ bắt nguồn từ việc giáo dục đại học chuyển đổi từ ưu tú sang đại chúng – quá trình này đã được Martin Trow bàn đến vào những năm 1970, và sự phổ biến của những hệ thống giáo dục đại học có tỷ lệ tham gia cao trên toàn cầu.
Việc mở rộng giáo dục tiến sĩ, với mục đích chính là đào tạo những người thực hiện công việc nghiên cứu, là một hiện tượng đã có từ lâu ở các nước OECD, là nơi – theo truyền thống- tập trung các hoạt động nghiên cứu; nhưng ngày nay năng lực nghiên cứu đang lan rộng ra nhiều quốc gia hơn, với sự trỗi dậy đáng chú ý của Trung Quốc.
Những con số biết nói: theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020, chỉ 36 quốc gia có số người đạt trình độ tiến sĩ vượt trên 0,6% dân số, trong số đó chỉ một vài nước bên ngoài OECD. Trong OECD, trong vòng hai thập kỷ trước năm 2017, số lượng bằng tiến sĩ mới được cấp tăng gần gấp đôi (từ 140.000 lên 276.800). Để so sánh, tổng chi tiêu trong nước cho R&D chỉ tăng 18% trong giai đoạn 2000–2020. Điều này có nghĩa là nhiều người có học vị tiến sĩ sẽ không được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.
Tốc độ tăng trưởng trình độ tiến sĩ nhanh hơn nhiều so với trình độ đại học nói chung: từ năm 2014 đến 2019, trong OECD, giáo dục tiến sĩ tăng 25% (0,93% đến 1,16%), trong khi giáo dục đại học tăng 12,7% (33,65% đến 37,90%).
Vì sao có quá nhiều bằng tiến sĩ được cấp?
Các chính phủ đã và đang khuyến khích đào tạo thêm nhiều tiến sĩ với hy vọng phát triển nền kinh tế tri thức để thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng. Nguồn tài trợ nghiên cứu được cấp trực tiếp cho các trường để đào tạo ra nhiều tiến sĩ hơn, nhiều vị trí sau tiến sĩ hơn; và gián tiếp cho các ấn phẩm và trích dẫn mà họ (các tiến sĩ) là công cụ sản xuất. Hầu hết các các quỹ nghiên cứu bổ sung là dành cho những dự án có thời hạn cố định sử dụng các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ theo các hợp đồng có thời hạn. Việc mở rộng đào tạo tiến sĩ đảm bảo nguồn cung liên tục cho những vị trí sau tiến sĩ này.
Nguồn tài trợ nghiên cứu sẵn có ngày càng tăng cũng tạo ra nhu cầu theo đuổi sự nghiệp học thuật ở những sinh viên tốt nghiệp đại học, đặc biệt những người có “sở thích khoa học”. Trong một số lĩnh vực, những người có bằng tiến sĩ này cũng được đánh giá cao cả ở bên ngoài giới hàn lâm, bởi những người sử dụng lao động đánh giá cao năng lực kỹ thuật và chuyển giao của họ. Có thể thấy điều đó trong các hệ sinh thái khoa học, nơi có sự hợp tác giữa các trường đại học và thế giới bên ngoài, và là nơi mà cường độ công nghệ của các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển ở mức độ cao.
Một số cá nhân cũng có thể sử dụng bằng tiến sĩ để trở nên nổi bật trong thị trường sinh viên tốt nghiệp, trong những hệ thống giáo dục đại học có sự tham gia cao. Chủ nghĩa bằng cấp này khá phổ biến trong những lĩnh vực chuyên môn như kinh doanh, quản lý hành chính công và y tế, và nó thiên về việc nâng cao địa vị của ai đó hơn là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Có thể cho rằng, một số “bằng tiến sĩ chuyên nghiệp – professional doctorates” này không phù hợp với định nghĩa truyền thống và được quốc tế chấp nhận về bằng tiến sĩ phải là kết quả của công việc nghiên cứu độc lập từ đầu. Trong báo cáo Khảo sát về Tiến sĩ, Tổ chức Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ đã sử dụng một định nghĩa về “tiến sĩ nghiên cứu – research doctorate” chặt chẽ hơn so với Hệ thống Dữ liệu về Giáo dục sau Trung học Tích hợp, và chỉ một số ít các EdD (tiến sĩ giáo dục – doctor in education) và DBA (tiến sĩ quản trị kinh doanh – doctor of business administration) phù hợp với định nghĩa này.
Một ví dụ cực đoan khác về chủ nghĩa bằng cấp được minh họa bởi trường hợp một số nhân vật tiếng tăm, thường là các chính trị gia, bị tước bằng tiến sĩ vì đạo văn. Điều đó cho thấy rằng theo đuổi tri thức không phải là mục tiêu của họ. Thay vào đó, họ sử dụng bằng tiến sĩ để nâng cao sự nghiệp và địa vị xã hội của mình.
Việc nhập khẩu nhân tài là một động lực chính khác khiến đào tạo tiến sĩ mở rộng. Hơn một phần năm nghiên cứu sinh tiến sĩ trong OECD là sinh viên quốc tế (so với chỉ 4% ở trình độ cử nhân). Ở hầu hết các quốc gia, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung ở bậc đào tạo này để thu hút những tài năng nước ngoài tốt nhất, kể cả từ bên ngoài thế giới nói tiếng Anh. Nhiều quốc gia dựa vào những người nhập cư này để nuôi hệ thống nghiên cứu của họ.
Mặc dù nhiều người cố gắng, nhưng hầu hết những người có bằng tiến sĩ không có cơ hội tham gia vào công việc học thuật truyền thống, mà trở thành những “permadoc” trong một thời gian dài.
Điều gì xảy ra với những người có bằng tiến sĩ sau khi tốt nghiệp?
Mặc dù nhiều người cố gắng, nhưng hầu hết những người có bằng tiến sĩ không có cơ hội tham gia vào công việc học thuật truyền thống, mà trở thành những “permadoc” trong một thời gian dài, nghĩa là chấp nhận làm việc theo những hợp đồng giảng dạy có thời hạn nối tiếp nhau trước khi chuyển sang một công việc không thuộc giới hàn lâm, một số tham gia vào nghiên cứu, còn hầu hết là những hoạt động phi nghiên cứu.
Sự bất an vẫn luôn là đặc điểm của giai đoạn đầu trong sự nghiệp học thuật, nhưng với sự gia tăng số lượng những người có bằng tiến sĩ, những nhóm tiến sĩ trẻ hơn khó thành công hơn trong quá trình chuyển đổi sang hợp đồng không xác định thời hạn trong giới hàn lâm. Những người đó cần sẵn sàng di chuyển nhiều về mặt địa lý và tự tin, dành nhiều năng lượng cho nghiên cứu và kết nối mạng, đồng thời chuẩn bị để chấp nhận một thời gian dài bấp bênh.
Sự bấp bênh đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về công bằng, đa dạng và hòa nhập, vì những người có xuất thân đặc quyền nhiều khả năng không bị điều đó cản trở. Đối với phụ nữ, hiện nay họ ngang bằng với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực đào tạo tiến sĩ. Nhưng họ vẫn có ít đại diện ở những vị trí lãnh đạo, ở những cấp bậc cao hơn của sự nghiệp học thuật và trong những lĩnh vực mang lại cơ hội tốt hơn ở bên ngoài giới hàn lâm, chẳng hạn như kỹ thuật. Dịch chuyển quốc tế rất cần thiết cho sự nghiệp học thuật là một trở ngại khác mà phụ nữ phải đối mặt, đặc biệt với những người có con.
Mối đe dọa đối với giới hàn lâm là nó không còn sức thu hút và giữ chân những người tài năng nhất, vì những công việc bên ngoài học thuật cung cấp những hợp đồng vô thời hạn nhanh hơn, cũng như thu nhập và triển vọng tốt hơn cho sự phát triển nghề nghiệp. Và mặc dù phần thưởng tinh thần trong sự nghiệp học thuật được coi là tốt hơn, những người có bằng tiến sĩ trong những công việc khác có xu hướng hài lòng với vị thế của họ. Các trường đại học/học viện phải cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn, nếu không chất lượng của khoa học sẽ bị ảnh hưởng. Đã có những lời đồn đại rằng, trong một số lĩnh vực, những vị trí sau tiến sĩ (postdoc) đang trở nên khan hiếm ứng viên.
Hơn nữa, nếu đào tạo tiến sĩ tiếp tục với tốc độ vượt quá nhu cầu của sự nghiệp hàn lâm, thì cần chuẩn bị tốt hơn cho các ứng viên trước sự đa dạng của các lựa chọn nghề nghiệp trong giáo dục đại học, kinh doanh, chính phủ, khu vực phi lợi nhuận tư nhân và công việc tự do.
Điều này có ý nghĩa gì đối với đào tạo tiến sĩ?
Sự phát triển của giáo dục tiến sĩ đã tạo ra những chương trình đào tạo chính quy, có cấu trúc và được kiểm soát hơn. Nó cũng mang đến những cách tiếp cận đa dạng hơn, tạo sự cân bằng giữa đào tạo tiến sĩ nghiên cứu truyền thống và nhu cầu đào tạo tiến sĩ cho những công việc sản xuất bên ngoài giới hàn lâm.
Mối quan tâm về giá trị của việc đào tạo tiến sĩ cho những công việc bên ngoài giới hàn lâm – đã trở nên phổ biến ở tất cả các ngành học. Những chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ mới trong môi trường sản xuất đã xuất hiện trong các cơ sở công lập và tư thục. Những chương trình này có cùng tư cách với chương trình đào tạo tiến sĩ truyền thống, vẫn được coi là đào tạo “tiến sĩ nghiên cứu”, nhưng theo đuổi mục tiêu ứng dụng hơn là kiến thức lý thuyết. Chúng đặt ra những yêu cầu mới đối với cả hai bên, với hai văn hóa khác nhau và những ưu tiên khác nhau. Chúng cũng đặt ra câu hỏi về tính toàn vẹn và tự do học thuật trong thỏa thuận hợp tác, là những vấn đề cần được giải quyết.
Đối tượng đào tạo tiến sĩ cũng đa dạng hơn: Có những người không tiếp tục những nghiên cứu trước đây, lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm chuyên môn. Điều này có nghĩa là một mô hình đào tạo tiến sĩ duy nhất không còn phù hợp với mục đích và cần có những chương trình đào tạo đa dạng hơn.
Giáo dục tiến sĩ không những cần đào tạo sinh viên tốt nghiệp cho những công việc ngoài khu vực hàn lâm, mà còn cho những yêu cầu rộng hơn của nghề nghiệp học thuật, chẳng hạn như nghiên cứu, giáo dục, tham gia xã hội, và những nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, tức là sự nghiệp đa dạng trong và ngoài giới hàn lâm.
Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) được tổ chức Đường sắt Quốc tế (UIC) định nghĩa là các tuyến mới thiết kế với tốc độ từ 250 km/h trở lên; tuyến nâng cấp với tốc độ từ 200 km/h đến 220 km/h.
Luật đường sắt của Việt Nam quy định ĐSTĐC là tuyến có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa, tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên.
Vai trò của hệ thống ĐSTĐC đã được khẳng định trong nhiều dự án vận hành trên khắp thế giới, như: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giúp vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn trên quãng đường trung bình đến dài một cách nhanh chóng với hiệu suất sử dụng năng lượng cao, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với vận tải đường bộ, có thể giảm chi phí Logistics chỉ còn bằng 20-30% (cao nhất là 40%) chi phí so với đường bộ, giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
ĐSTĐC khai thác hỗn hợp là công cụ chiến lược để tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ của quốc gia (vận chuyển nhanh các trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự khi có yêu cầu), giúp ứng phó nhanh với thiên tai, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh.
Ngoài ra, ĐSTĐC là phương thức vận tải đáng tin cậy nhất về mặt an toàn, đúng giờ, có tốc độ di chuyển nhanh, ít bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động thời tiết, ổn định chi phí vận tải và thân thiện với môi trường.
Hiện nay, năng lực vận tải của hệ thống giao thông trên trục Bắc - Nam của nước ta đang có sự mất cân đối lớn. Đường bộ chiếm 72% khách và 59% hàng; đường thủy 40% hàng; hàng không 22% khách; thị phần vận tải của đường sắt chỉ chiếm khoảng 6% khách và 1,4% hàng.
Sự mất cân đối nêu trên làm phát sinh các hệ lụy đối với nền kinh tế, xã hội như ùn tắc giao thông, tai nạn, ô nhiễm môi trường dẫn đến sự tiêu hao lớn về nguồn lực quốc gia, chi phí Logistic cao lên đến 16,8% giá trị hàng hóa (năm 2021) trong khi mức chi phí này trên thế giới chỉ khoảng 10,6%.
Tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản (Ảnh minh họa: Japantourist/Kyotostation).
Do vậy, có thể thấy việc đầu tư tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam là rất cần thiết. Dự án cần sớm được triển khai để xứng đáng với trọng trách là "trục xương sống" của đất nước, đi qua 20 tỉnh/thành phố chiếm 49% dân số, 61% GDP cả nước, 55% cảng biển lớn, 67% khu kinh tế ven biển…
Cấp tốc độ thiết kế, phương án khai thác là một yếu tố quan trọng trong việc xem xét lựa chọn quy mô đầu tư cho hệ thống ĐSTĐC. Các tiêu chuẩn thiết kế ĐSTĐC đều chia thành 3 cấp tốc độ thiết kế: 200 km/h, 250 km/h và 350 km/h tương ứng với các dải tốc độ khai thác 160~180 km/h, 200~225 km/h và 300~320 km/h; với 2 phương án khai thác: Chỉ khai thác hành khách hoặc khai thác hỗn hợp (hành khách và hàng hóa).
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ Đề án chủ trương đầu tư ĐSTĐC Bắc - Nam, và xin ý kiến về 3 kịch bản. Trong đó, kịch bản một sẽ xây dựng mới tuyến ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách.
Với phương án trên, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn.
Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn/ trục, tốc độ thiết kế 200 - 250 km/h, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h.
Kịch bản 3 là đầu tư tuyến ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn/ trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.
Thời gian tới các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định cụ thể. Mỗi kịch bản đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, từ góc độ kỹ thuật tại thời điểm hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng nếu chọn phương án vận tốc thiết kế 350 km/h thì chỉ có thể khai thác riêng với tàu khách. Nếu chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h thì có thể khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng.
Qua quá trình thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐSTĐC, cá nhân tôi thấy rằng nếu lựa chọn cấp độ thiết kế 250 km/h sẽ có một số ưu điểm như: Vẫn đảm bảo tính hiện đại và đảm bảo tính đồng bộ về công nghệ với các tuyến đường sắt sẽ được đầu tư theo quy hoạch (tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tuyến Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, tuyến TPHCM - Cần Thơ dự kiến thiết kế với vận tốc 200 km/h) và liên vận quốc tế.
Nhìn ra thế giới, nhiều tuyến ĐSTĐC đang khai thác ở châu Âu đã có xu thế giảm tốc độ khai thác từ trên 300 km/h xuống còn 200 km/h - 250 km/h và vận hành khai thác hỗn hợp (khách + hàng).
Xu thế phát triển công nghệ đoàn tàu thế hệ mới đang và sẽ được sản xuất cũng chỉ để khai thác ở dải tốc độ cao 250-280 km/h. Ví dụ, hãng Hyundai Rotem ra mắt đoàn tàu KTX-Eum năm 2021 với vận tốc khai thác tối đa 260 km/h; hãng Alstom bắt đầu thiết kế - sản xuất đoàn tàu thế hệ mới Zefiro với vận tốc 250 km/h cho các nước Bắc Âu từ năm 2026; hãng Siemens ra mắt đoàn tàu thế hệ mới Velaro Novo với vận tốc 280 km/h...
Việc tiếp cận với công nghệ ĐSTĐC ở dải vận tốc 160-250 km/h, sẽ giúp chúng ta làm chủ công nghệ cho dự án ĐSTĐC Bắc - Nam, kiểm soát tốt tiến độ và vốn đầu tư của dự án; có thể chủ động triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch và các dự án đường sắt đô thị. Đây là cơ sở để xây dựng ngành công nghiệp đường sắt phát triển bền vững tiến tới làm chủ công nghệ trước năm 2045.
ĐSTĐC khai thác chở khách với vận tốc từ 300-450km/h thường được đầu tư xây dựng cho các đoạn tuyến có nhu cầu vận chuyển hành khách cao, khoảng cách trung bình 300-600 km, kết nối các trung tâm đô thị lớn, các siêu đô thị. Đơn cử như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải (Trung Quốc) dài 1.318 km chạy qua 7 tỉnh, thành phố dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc kết nối siêu đô thị Bắc Kinh (21,84 triệu người) và Thượng Hải (24,76 triệu người); tuyến Bắc Kinh - Thiên Tân dài 161 km kết nối Bắc Kinh với Thiên Tân (15,57 triệu người); tuyến Tokyo - Osaka (Nhật Bản) dài 515 km; tuyến Cologne-Frankfurt (Đức) dài 219 km; tuyến Paris - Lyon (Pháp) dài 417 km…
Trong khi đó, ĐSTĐC của chúng ta kết nối Hà Nội (10 triệu người với khoảng 5 triệu dân cư đô thị vào năm 2030) và TPHCM (12 triệu người với khoảng 7 triệu dân cư đô thị vào năm 2030) với khoảng cách quá xa trên 1.500 km. Theo tìm hiểu của tôi, trên thế giới chưa có đoạn tuyến ĐSTĐC nào khai thác riêng với hành khách hoặc khai thác hỗn hợp tàu khách và tàu hàng có chiều dài > 1.500 km, vận tốc trên 300 km/h.
Như vậy, nên chăng giai đoạn 2025-2045 chúng ta tập trung đầu tư toàn bộ tuyến khai thác hỗn hợp với vận tốc thiết kế 250 km/h; sau 2045, khi Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trên đường sắt nếu có sự tăng cao (đột biến) trên các đoạn đường sắt TPHCM - Nha Trang, Hà Nội - Vinh, cần tiến hành lập các dự án đầu tư phù hợp kể các dự án xây dựng mới thêm 2 đường ray bên cạnh để chuyên chở khách có tốc độ cao hơn đáp ứng nhu cầu vận tải đường sắt giai đoạn này.
Nếu đầu tư bài bản như vậy, đến năm 2050 chúng ta sẽ có mạng lưới vận tải đường sắt chở hàng và chở khách hoàn chỉnh trên trục Bắc - Nam.
ĐSTĐC là di sản to lớn mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải xem xét, đề xuất các giải pháp kỹ thuật tiên tiến mang tính khả thi để xây dựng một công trình với niềm tự hào quốc gia, công trình sẽ tồn tại ở đó hàng trăm năm.
Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa là đồng Giám đốc dự án, liên danh tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐSTĐC gồm Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Đại học Giao thông vận tải, Công ty TNHH Evo mc, Công ty Ove Arup & Partners Hong Kong Limited, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú (UTCV - EVO - ARUP - HP).
Chuyên mục TÂM ĐIỂM mong nhận được ý kiến của bạn đọc về nội dung bài viết. Hãy vào phần Bình luận và chia sẻ suy nghĩ của mình. Xin cảm ơn!