Các Mặt Hàng Trung Quốc Xuất Khẩu Sang Việt Nam

Các Mặt Hàng Trung Quốc Xuất Khẩu Sang Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay có 11 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. 2 nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện. Tiếp đó là rau quả; thủy sản; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; xơ, sợi…

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay có 11 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. 2 nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện. Tiếp đó là rau quả; thủy sản; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; xơ, sợi…

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 770 triệu USD, tăng 4,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng/2020 đạt 2,21 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kì năm 2019.

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong ba tháng đầu năm gồm Nhật Bản với trị giá đạt 611 triệu USD, giảm 4%; sang Mỹ đạt 409 triệu USD, tăng 14,5%; sang Singapore đạt trị giá 151 triệu USD, giảm 21,9%…

Trị giá xuất khẩu trong tháng là 629 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng đầu năm nay đạt 1,61 tỉ USD, giảm 9,7% so với cùng thời gian năm 2019.

Hàng thủy sản trong ba tháng tính từ đầu năm 2020 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 313 triệu USD; tăng 2,2%; Mỹ 286 triệu USD, tăng 1,2%; EU (28 nước) với 242 triệu USD, giảm 13,2%; Trung Quốc 140 triệu USD, giảm 27,6%…

Lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 3 đạt 816 nghìn tấn, với trị giá đạt 454 triệu USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 18,3% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong ba tháng từ đầu năm 2020 đạt 1,99 triệu tấn, trị giá 1,1 tỉ USD, tăng 12,8% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Tính đến hết tháng 3/2020 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 364 nghìn tấn, giảm 18,6%; Malaysia 202 nghìn tấn, tăng 16,9%; Indonesia 196 nghìn tấn, giảm 10,3%; Thái Lan 181 nghìn tấn, tăng 68,3%…

Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su)

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,62 tỉ USD, tăng 32,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng đẩu năm đạt 3,98 tỉ USD, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2020 với 1,15 tỉ USD, giảm 14,7% so với cùng kì năm 2019; tiếp theo là thị trường EU (28 nước) là 684 triệu USD, tăng 5,5%; sang Mỹ với 402 triệu USD, tăng 7%…

Xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3/2020 đạt 1,39 tỉ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong quý I/2020 đạt 4,15 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kì năm 2019.

Mỹ và EU là hai thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong quý I/2020 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 1,56 tỉ USD (tăng 10%) và 1,05 tỉ USD (giảm nhẹ 0,7%).

Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang hai thị trường chính đạt 2,61 tỉ USD, chiếm 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 986 triệu USD, tăng 32% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,58 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kì năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ trong ba tháng/2020 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Mỹ với trị giá 1,3 tỉ USD, tăng 26,1% so với cùng kì năm trước; sang Nhật Bản với 324 triệu USD, tăng 7,1%; sang Trung Quốc với 332 triệu USD, tăng 35,5%…

Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đóng vai trò chủ lực đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện đang tăng trưởng tích cực, bất chấp vấn đề thiếu nguồn cung cấp tại Châu Âu. Cụ thể, tổng trị giá đạt được 4,8 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Tại quốc gia thành viên như Hà Lan, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng với linh kiện các loại đã gia tăng đáng kể (1,2 tỷ USD, tăng 187 lần so với cùng kỳ năm 2020, chỉ 6,6 triệu USD). Trong khi đó, ở Slovakia đạt 764,5 triệu USD, tăng 47,2% và cộng hòa Séc đạt 131 triệu USD, tăng 109,3%.

Bình quân trong năm 2021, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng hơn 20%

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Xuất khẩu nhóm hàng này tháng 3/2020 đạt 1,96 tỉ USD, tăng 18,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,1 tỉ USD, tăng 28,2% so với cùng kì năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong ba tháng đầu năm 2020 chủ yếu gồm Mỹ với 1,6 tỉ USD, tăng mạnh 65,2%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 843 triệu USD, tăng 37,8%; Hàn Quốc với gần 500 triệu USD, tăng 50,5% so với cùng thời gian năm 2019; Nhật Bản với 495 triệu USD tăng 10%…

Túi xách, ví, vali, mũ và ô, dù

Trị giá xuất khẩu trong tháng là 304 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong ba tháng đầu năm nay đạt 847 triệu USD, tăng nhẹ 0,9% so với cùng thời gian năm trước.

Trong ba tháng tính từ đầu năm, mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ và ô, dù chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ với 344 triệu USD, giảm nhẹ 0,1%; Nhật Bản: 112 triệu USD; tăng 6,7%…

Chỉ riêng tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 10 tỷ USD. Trong đó, nước ta xuất khẩu 4,234 tỷ USD và nhập khẩu 6,618 tỷ USD.

Lũy kế trong 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 105,75 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ trước đến nay và xấp xỉ kết quả của cả năm 2018. Dù chưa kết thúc năm 2019, nhưng với kim ngạch thực tế trong 11 tháng qua cho thấy, hết năm nay Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại “trăm tỷ USD” duy nhất của Việt Nam.

Trung Quốc vốn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, song điều đáng lo ngại trong nhiều năm qua là mức thâm hụt thương mại của nước ta với Trung Quốc ở mức cao. Nhằm trao đổi các giải pháp đối với các vấn đề khó khăn trong hợp tác kinh tế, thương mại song phương, mới đây, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi đã chủ trì tổ chức kỳ họp lần thứ 8 Nhóm Công tác hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Nhóm công tác) trong khuôn khổ Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

Kỳ họp nhằm trao đổi sâu rộng về những vấn đề mỗi bên quan tâm, bàn bạc các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong thương mại song phương nhằm thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng hơn trong thời gian tới. Cụ thể như: giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, mở cửa thị trường Trung Quốc cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam, tháo gỡ rào cản cho xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, thành lập các Văn phòng Xúc tiến thương mại tại các địa phương Trung Quốc, hợp tác trong các cơ chế song phương và đa phương, phòng vệ thương mại…

Hai bên cũng đã trao đổi, thống nhất được nội dung 02 văn kiện hợp tác song phương gồm: “Bản ghi nhớ về kết hoạch hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc giai đoạn 2020 – 2024” và “Bản ghi nhớ về thành lập Nhóm công tác thuận lợi hóa Thương mại” để chuẩn bị phục vụ Lãnh đạo Bộ hai bên ký kết chính thức vào thời điểm thích hợp.

Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid, sức mua của thế giới đang phục hồi, dẫn đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng gia tăng. Dù vậy, nhiều chuyên gia lưu ý, đây là thị trường “khó tính” với quy định khắt khe về thủ tục hải quan và bảo vệ sức khỏe người dùng. Do đó, để đảm bảo điều kiện được EU đặt ra, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, điển hình như 3W Logistics.

Từ quá trình đóng gói, bảo quản cho đến thực hiện thủ tục hải quan và vận chuyển, 3W Logistics đáp ứng tốt tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu, thúc đẩy lô hàng được thông quan nhanh chóng, thuận lợi.

Theo thống kê, mặt hàng nông sản của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực ở mức 20% – 30% mỗi năm tại Châu Âu và không bị giới hạn về chủng loại, sản lượng. Ngoài ra, khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, các loại nông sản chủ chốt của nước ta, bao gồm hạt tiêu, hạt điều, cà phê, chè, gạo,, cao su và rau củ quả cũng được hưởng mức thuế suất ưu đãi rất lớn. Cụ thể:

Cà phê: EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 34,8% tổng kim ngạch. Trong đó, Đức (đạt 377 triệu USD), Italy (đạt 205 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 119 triệu USD) và Bỉ (đạt 97 triệu USD). Ngoài ra, chủng loại được người tiêu dùng EU ưa chuộng phải kể đến mã HS 21011110 (cà phê tan) với kim ngạch đạt hơn 60 triệu USD.

Hạt điều: Theo thống kê, Châu Âu là thị trường nhập khẩu hạt điều đứng thứ 2 (sau Hoa Kỳ), với tổng trị giá 734 triệu USD, tương đương 122 nghìn tấn và tăng hơn 15,2% về lượng và trị giá.

Nhu cầu xuất khẩu hạt điều ngày càng tăng cao nhờ vào tình hình tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng vì thế mà đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều. Để quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ, các doanh…

Cao su: Năm 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong tất cả quốc gia thành viên của Châu Âu, cao su Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu bởi Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD).

Cao su là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt được tốc độ tăng trưởng tích cực

Rau quả: Khi Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và chế phẩm từ rau quả (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa hấu) đã được xóa bỏ ngay lập tức. Nhờ đó, trong vòng 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Hạt tiêu: Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đã giúp kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang Châu Âu đạt hơn 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng, đồng thời tăng mạnh 63,9% về trị giá.

Gạo: Mặc dù không phải thực phẩm chính yếu, song khối EU vẫn có nhu cầu nhất định đối với các loại gạo dinh dưỡng ,tốt cho sức khỏe. Cùng với Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Âu đã không còn chịu áp thuế. Nhờ đó, tính trong năm 221, nước ta đạt được đạt khoảng 54 nghìn tấn gạo xuất khẩu, tương đương 38 triệu USD, tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Chè: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè được xuất khẩu nhiều nhất vào EU. Trong đó, Ba Lan (đạt 1 triệu USD), Đức (đạt 601 nghìn USD) và Bỉ (đạt 410 nghìn USD).

Dệt may là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ chính sách giảm thuế 0% của Hiệp định EVFTA. Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu đến Châu Âu cấp C/O mẫu EUR.1 đạt 216 triệu USD vào tháng 08/2020 và tiếp tục ghi nhận con số cao hơn 199 triệu USD trong quý 1/2021.

Với kim ngạch xuất khẩu tăng cao, dệt may hứa hẹn là ngành hàng, đem lại lợi nhuận tốt nhất cho kinh tế cả nước

Hiệp định EVFTA đã mở ra một “con đường cao tốc” cho sắt thép Việt Nam tiến sâu vào 27 thị trường thành viên EU, với mức độ tăng trưởng không thể ngờ tới. Theo đó, Châu Âu đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 2 về nhập khẩu thép Việt, có tốc độ gia tăng “khủng” cả về lượng lẫn trị giá.

Cụ thể, phần lượng tăng 532% với 1,63 triệu tấn, phần trị giá đạt hơn 1,9 tỷ USD, tăng thêm 845% trong quý 01/2022.

Giày dép là mặt hàng không thể không nhắc đến, khi giải đáp cho câu hỏi Việt Nam xuất khẩu gì sang EU. Vẫn là từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua Châu Âu đã hồi phục đáng kể, bất chấp tình trạng đại dịch ở đây diễn biến phức tạp.

Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/12/2020 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam được cấp C/O mẫu EUR.1 là 1,37 tỷ USD. Trong quý I/2021, con số này tăng thêm 1,17 tỷ USD, chiếm 98,98% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.

Về thị trường thành viên, giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang khối EU đều tăng cao, thậm chí một số quốc gia tăng lên ở mức hai con số, như: Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3% và Tây Ban Nha tăng 39,2%.