Chè Châu Thị Vĩnh Tế

Chè Châu Thị Vĩnh Tế

Tháng 1/2022, giá chè đấu giá tại Xri Lan-ca đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trung bình 704,67 Rs/kg (tương đương 3,51 USD/kg). Xuất khẩu chè của Ấn Độ sang Nga dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bất lợi trong mùa sắp tới, có thể dẫn tới tình trạng cung vượt quá cầu tại thị trường Ấn Độ và giá chè tại Ấn Độ sẽ giảm. Thị phần chè của Việt Nam trong tổng lượng chè nhập khẩu của Nga giảm.

Tháng 1/2022, giá chè đấu giá tại Xri Lan-ca đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trung bình 704,67 Rs/kg (tương đương 3,51 USD/kg). Xuất khẩu chè của Ấn Độ sang Nga dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bất lợi trong mùa sắp tới, có thể dẫn tới tình trạng cung vượt quá cầu tại thị trường Ấn Độ và giá chè tại Ấn Độ sẽ giảm. Thị phần chè của Việt Nam trong tổng lượng chè nhập khẩu của Nga giảm.

Để có thể Xuất khẩu chè sang châu Âu, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên cần lưu ý một số vấn đề cụ thể.

Cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia cho biết, hầu hết trà được bán cho người tiêu dùng ở châu Âu đều ở dạng hỗn hợp. Mặc dù hồng trà phổ biến xong trà xanh, đặc biệt trà Thái Nguyên vẫn có chỗ đứng tại thị trường sang trọng này. Nhà sản xuất sẽ trộn một số loại trà để cho ra một mùi vị nhất định. Các nhãn trà ở EU đều sử dụng ít nhất 20% trà nguyên chất để đạt được hương vị và mức giá mong muốn. Tuy nhiên, các loại trà nguyên chất không trộn lẫn lại đang được tiêu thụ mạnh tại các cửa hàng chuyên về trà.

Thực trạng thị trường của cây chè xanh Việt Nam

Việt nam là quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất chè. Những năm gần đây ngành chè không chỉ sản xuất trong nước mà còn vươn ra thế giới, đem lại một giá trị kinh tế khá lớn cho xã hội, tạo được cơ hội việc làm cùng thu nhập để cải thiện cuộc sống người dân. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 ngành chè Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách.

Tính đến năm 2020 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện tích lên đến 130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn.

Diện tích trồng chè lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực như Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn phải kể đến như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha).

Hiện nay, Việt nam có đa dạng giống chè, theo thống kê có đến 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, trong đó có một số giống mang hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng.

Tình hình chung của cây chè trên Thế Giới

Theo thống kê trong năm 2010, lượng chè Việt Nam được sản xuất ra đối với toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt tới mức 4.126.527 tấn. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng chè sản xuất lớn xếp vị trí đứng thứ 5 các nước xuất khẩu chè lớn nhất toàn thế giới. Cùng với đó, thống kê cho thấy rằng phần lớn sản phẩm chè của các nước trên thế giới chủ yếu được sản xuất ra từ khu vực châu Á và chiếm 83% sản lượng chè của thế giới, tiếp theo sau là châu Phi chiếm 15% và đến Nam Mỹ chiếm 2,4%.

Về thị trường tiêu thụ chè của thế giới trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen của thế giới ước tính đạt khoảng ở mức 1,15 triệu tấn, có thể thấy mức tăng trung bình là khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chè chính với sản lượng chè nhập khẩu tiêu thụ cao như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới.

Một số thị trường có sức tiêu thụ chè lớn đối với những sản phẩm như chè xanh và chè đen là: thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).

Ngoài ra cũng còn có các chi nhánh bán lẻ được phân phối ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn.

Giá trị của cây chè trong việc sản xuất

Có thể thấy cây chè Việt Nam mang lại một giá trị kinh tế cao cho xã hội. Cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh ở khu vực miền núi, mà nơi đây là khu vực có nền kinh tế phát triển chậm hoặc kém phát triển. Cuộc sống người dân nơi đây có sự khác biệt lớn đối với người dân ở thành thị và gặp nhiều khó khăn hơn. Ngành chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân miền núi, giúp họ xóa nghèo, cải thiện được kinh tế gia đình và cả góp phần to lớn trong việc cải thiện nền kinh tế địa phương. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nước ta ngày càng mạnh hơn.

Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng chè Việt Nam xuất khẩu của cả nước đạt 58.090 tấn. Con số này tăng 0,3% so với lượng chè xuất khẩu cùng kỳ của năm 2020, thu về 94,86 triệu USD tăng 4,4%, giá trung bình đạt 1.632,9 USD tăng 41%.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong tháng 6/2021 cả nước có lượng chè xuất khẩu đạt 11.110 tấn, tương đương với thu về 19,57 triệu USD, giá trung bình tính được là 1.761 USD/ tấn tăng 9,8% về lượng và tăng 18,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021, tăng 8,1% về giá. So với tháng 6/2020 thì giảm 7,8% về lượng và giảm 2,1% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá.

Pakistan vẫn là quốc gia đứng đầu về sức tiêu thụ chè của Việt Nam xuất khẩu sang, con số đạt trên 17.274 tấn, tương đương với 33,41 triệu USD, giá trung bình 1.933,9 USD/tấn, tăng 12% về lượng, tăng 14,4% về kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 29,7% trong tổng lượng và chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Đài Loan là thị trường thứ 2 mà Việt Nam xuất khẩu chè sang, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất khẩu lượng chè tăng 15 % và tăng 12,9% về kim ngạch nhưng lại giảm 2% về giá so với 6 tháng đầu của năm 2020, đạt 8.425 tấn, tương đương 12,98 triệu USD.

Thị trường thứ 3 mà Việt Nam xuất khẩu chè là Nga. Nga tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam đạt mức 6.501 tấn, tương đương với 10,33 triệu USD, giá 1.589 USD/tấn, giảm 11,8% về lượng, giảm 7% kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đáng chú ý nhất là Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021 sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh 55% về lượng, tăng đến 59% về kim ngạch và giá tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức 5.405 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 1.552,4 USD/tấn.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước hiện nay.

Tình hình tiêu thụ chè Việt Nam và ở nước ngoài

Chè xanh là loại chè hiện đang chiếm phần lớn sức tiêu thụ trong nước. Và trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ chè trong nước tăng cao. Đặc biệt vào các ngày lễ Tết hay các sự kiện quan trọng dùng để biếu tặng, làm quà, … Trà trong cuộc sống hiện nay không chỉ đáp ứng cho lứa tuổi trung niên mà còn đáp ứng cho nhu cầu lớn của giới trẻ, cùng với đó mà sự đòi hỏi cao về tính tiện lợi, nhanh chóng và thẩm mỹ. Những thị hiếu này là điều kiện giúp những loại chè hòa tan hay chè túi nhúng có được chỗ đứng ổn định trên thị trường.

Pakistan, Đài Loan và Nga là 3 thị trường tiêu thụ chè lớn của Việt Nam. Trong đó, Pakistan là thị trường dẫn đầu về sức tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam.

Trong thời gian trước, việc xuất khẩu của ngành chè Việt Nam sang Pakistan bị giảm rõ rệt về cả kim ngạch và lượng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sản phẩm chè của Việt Nam không đa dạng chuẩn loại cũng như chất lượng chè không được đánh giá cao, đi đôi với đó là mẫu mã và quy chuẩn kém dẫn đến tình trạng chè Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm chè khác tại thị trường này.

Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đa số là các nước dễ tính. Còn với các thị trường có yêu cầu cao và khó tính như Mỹ, EU… Chè Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được chất lượng cũng như mẫu mã để xuất khẩu vào những thị trường này. Chính vì thế mà lượng chè xuất khẩu của Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác chè lớn nhất thế giới vẫn còn hạn chế hơn.