Hoàng Thị Bình Wikipedia

Hoàng Thị Bình Wikipedia

Hoàng Thị Nga (1903 - 1970) là nữ Tiến sĩ khoa học đầu tiên người Việt Nam. Bà cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Khoa học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[1]

Hoàng Thị Nga (1903 - 1970) là nữ Tiến sĩ khoa học đầu tiên người Việt Nam. Bà cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Khoa học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[1]

Các Giáo hoàng ở ngôi ngắn nhất

Bên cạnh đó có những Giáo hoàng có thời gian trị vì rất ngắn chưa tới một tháng. Vì vậy, nếu triều đại của một Giáo hoàng được bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 và qua đời vào ngày 2 tháng 8, thì triều đại của vị Giáo hoàng này sẽ được tính là 2 ngày.

Stêphanô (23 tháng ba - 26 tháng ba, 752) mất đột ngột sau khi được bầu làm Giáo hoàng ba ngày, và trước khi được tấn phong làm Giám mục. Ông đã không được công nhận là Giáo hoàng hợp lệ nhưng đã được thêm vào danh sách ''Catholic encyclopedia'' với tông hiệu là Stêphanô II. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc liệt kê các Giáo hoàng có tên Stêphanô sau đó. Tên của ông đã bị loại bỏ khỏi danh sách các Giáo hoàng do nghị quyết của Vatican vào năm 1961.

Giáo hoàng có nhiều danh xưng khác nhau[52]. Các tước hiệu chính thức của Giáo hoàng theo thứ tự xuất hiện trong Annuario Pontificio (Niên giám Tòa Thánh) là:

Ngoài ra, Bộ Giáo Luật (x. Canon 331) còn ghi những danh xưng khác như:

Tước hiệu"Giáo hoàng"cũng được sử dụng. Khi ký tên trong các văn kiện, Giáo hoàng thường dùng dạng tắt của"Papa"là"PP."đứng trước số, chẳng hạn"Benedictus PP. XVI"(Giáo hoàng Biển Đức XVI).

Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma là Thánh Phêrô, tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Giáo hoàng đương nhiệm là giáo hoàng Phanxicô, người kế vị giáo hoàng Biển Đức XVI sau khi ông từ chức, trước đó đã có 263 người được nhận chức Giáo hoàng.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

hoặc thảo luận về những vấn đề này bên

Bài này viết về đạo diễn kiêm diễn viên Trần Bình Trọng. Đừng nhầm lẫn với

Bình Trọng, tên đầy đủ là Trần Bình Trọng (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1973), là một đạo diễn và diễn viên hài miền Bắc. Anh là đạo diễn của 2 series phim hài Đại gia chân đất và Làng ế vợ thường được phát hành vào dịp Tết Nguyên đán nhiều năm nay.

Trần Bình Trọng là con trai của NSND Trần Nhượng - được biết tới là 1 trong số những nghệ sĩ kịch gạo cội của Việt Nam. Chính vì sinh ra trong một gia đình có cha làm nghệ thuật nên đã tạo tiền đề cho anh trở thành một người nghệ sĩ, khi còn mới 5 tuổi anh đã trở thành một diễn viên nhí.

Mặc dù từ nhỏ anh đã xác định là không theo con đường nghệ thuật giống bố tuy vậy cái nghiệp diễn như kiểu cha truyền con nối bám lấy anh. Khi còn là sinh viên Đại học của trường Đại học Văn hóa, anh xin làm chân trợ lý đạo diễn để có thêm thu nhập cho bản thân. Nhờ vào sự nhanh nhẹn, hoạt bát, anh được các đạo diễn và mọi người quý mến, có những lúc do thiếu diễn viên anh làm diễn viên bất đắc dĩ.

Ban đầu anh chỉ nghĩ đó là nghề tay trái của anh nhưng sau khi đi làm thành quen rồi anh yêu nghề từ lúc nào không biết. Tấm bằng Đại học Văn hóa anh không sử dụng mà theo chân các đoàn làm phim. Những ngày đầu vào nghề anh chỉ là với những vai diễn kiểu hài kịch tuy vậy nhờ những vai diễn đó mà đã tạo nên tên tuổi cho Bình Trọng như bây giờ.

Nói về con trai với sự khiêm nhường và cẩn trọng, NSND Trần Nhượng kể, “Bình Trọng không được học về kỹ thuật biểu diễn, cậu ấy diễn xuất hoàn toàn là năng khiếu, tự nhiên. Tôi vẫn khuyên cậu ấy nên học thêm, ngoài việc học về quản lý trong ngành Văn hóa, còn nên học thêm về kỹ thuật biểu diễn, để diễn có chiều sâu hơn”[1]

Trong sự nghiệp của mình, Trần Bình Trọng được phong là “Vua vai phụ” khi xuất hiện nhiều trên các phim truyền hình, phim hài, Táo Quân,... Hầu hết các vai diễn của Bình Trọng thường là những vai anh nông dân quê mùa, nhí nhố, lấc cấc hay vào những vai lưu manh, những kẻ gian xảo,...[cần dẫn nguồn]

Những vai diễn gấy ấn tượng mạnh mẽ của Bình Trọng trong lòng khán giả phải kể đến như: Đại gia chân đất, Túng tiền tiến tùng, Làng ế vợ,…

Dù gương mặt và ngoại hình nhỏ nhắn nhưng ở ngoài đời anh là một nghệ sĩ đa tài, ngoài việc là một diễn viên anh còn đảm nhận khá nhiều vai trò như đạo diễn, biên kịch, tổ chức sản xuất, và là giám đốc của hãng phim Bình Minh do anh sáng lập và điều hành. Nhìn chung, từ ngoại hình cho tới tính cách của đạo diễn Trần Bình Trọng đều toát lên vẻ gần gũi, mộc mạc. Anh được xem là đạo diễn "nông dân" nhất Việt Nam.

Nhắc đến con trai Bình Trọng, NSND Trần Nhượng chia sẻ, “Điều có thể dễ nhận ra nhất ở Bình Trọng là tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật. Cậu ấy là người rất tự lực. Đã tự mày mò, cố gắng, nỗ lực để tìm đường đi cho bản thân. Và đến bây giờ, cậu ấy đã bước đầu để lại được một số ấn tượng cho khán giả…”.[1]

Bà xã của đạo diễn, diễn viên Trần Bình Trọng tên Nguyễn Thị Thu Phương, sinh năm 1982. Cả hai gặp nhau lần đầu khi Thu Phương tham gia cuộc thi Hoa hậu Hải Dương năm 2002. Khi đó, Bình Trọng được làm việc với các thí sinh trong vòng chung kết.

Sau này hai người đã có lần gặp gỡ bất ngờ khi đi trên đường, duyên số đưa đẩy nên bắt đầu quen biết nhau. Ngày nhận lời yêu Bình Trọng, Thu Phương mới là cô sinh viên năm thứ nhất Đại học Luật Hà Nội. Sau 4 năm yêu nhau, họ quyết định về chung một nhà khi cô vừa tốt nghiệp được vài tháng vào năm 2005.

Những năm đầu của hôn nhân, vợ chồng Bình Trọng - Thu Phương gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng anh lúc nào cũng chiều chuộng vợ. Trong mắt Thu Phương, ông xã là người ân cần, tâm lý, rất đảm đang và không nề hà bất kỳ công việc nào trong gia đình[2].

Bình Trọng và Thu Phương hiện đã có ba con chung - hai con trai và một con gái. Anh còn có một cô em gái, tên Trần Hoàng Anh Phương, là một diễn viên.

Bắc Bình là một huyện ven biển của tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

Huyện Bắc Bình là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Thuận, nằm ở phía bắc của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230 km theo phía đông, cách Nha Trang khoảng 200 km theo phía tây nam. Huyện có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam đi qua, có vị trí địa lý:

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đi qua.

Huyện Bắc Bình có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chợ Lầu (huyện lỵ), Lương Sơn và 16 xã: Bình An, Bình Tân, Hải Ninh, Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thái, Phan Điền, Phan Hiệp, Phan Hòa, Phan Lâm, Phan Rí Thành, Phan Sơn, Phan Thanh, Phan Tiến, Sông Bình, Sông Lũy.

Vùng đất huyện Bắc Bình ngày nay nguyên trước đây là hai huyện Hòa Đa và Phan Lý Chàm thuộc tỉnh Bình Thuận.

Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập các quận Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Hải Ninh và Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận. Trong đó, vùng đất huyện Bắc Bình ngày nay tương ứng với các quận Hòa Đa, Phan Lý Chàm và Hải Ninh:

Về phía chính quyền cách mạng, tháng 4 năm 1951, Tỉnh ủy Bình Thuận sáp nhập 3 huyện Hòa Đa, Phan Lý Chàm, Tuy Phong thành huyện Bắc Bình. Tháng 11 năm 1951, lại tách vùng Phan Lý Chàm ra để lập lại huyện Phan Lý riêng. Huyện Bắc Bình còn lại gồm các xã của Hòa Đa và Tuy Phong cũ.

Đầu năm 1962, Tỉnh uỷ Bình Thuận quyết định giải thể 2 huyện Bắc Bình và Phan Lý để thành lập huyện Lê Hồng Phong và Ban Cán sự Bắc Sơn.

Giữa năm 1966, lại quyết định giải thể huyện Lê Hồng Phong và Bắc Sơn, lập lại các huyện Hòa Đa, Phan Lý, Tuy Phong, Thuận Phong theo ranh giới cũ.

Tháng 4 năm 1967, Khu 6 quyết định thành lập tỉnh Bắc Bình gồm 3 huyện Hòa Đa, Phan Lý, Tuy Phong và K67 (cắt từ tỉnh Tuyên Đức). Tháng 8 năm 1968, Khu 6 lại quyết định giải thể tỉnh Bắc Bình. Ba huyện Hòa Đa, Phan Lý, Tuy Phong lại thuộc tỉnh Bình Thuận. K67 được trả về lại tỉnh Tuyên Đức.

Đầu năm 1974, Tỉnh uỷ Bình Thuận quyết định tách các xã căn cứ của 2 huyện Hòa Đa và Thuận Phong để tái lập lại huyện căn cứ Lê Hồng Phong. Tuy nhiên đến tháng 12 năm 1974, lại quyết định giải thể huyện Lê Hồng Phong. Đồng thời lập huyện Hải Ninh (tách ra từ huyện Phan Lý) trực thuộc tỉnh.

Sau năm 1975, 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Đồng thời, 4 huyện Hòa Đa, Phan Lý, Hải Ninh và Tuy Phong hợp nhất thành huyện Bắc Bình thuộc tỉnh Thuận Hải, gồm 25 xã: Bình Thạnh, Chí Công, Chợ Lầu, Hải Ninh, Hòa Minh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hồng Thái, Lạc Tri, Liên Hương, Lương Sơn, Phan Điền, Phan Dũng, Phan Hiệp, Phan Hòa, Phan Lâm, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Sơn, Phan Thanh, Phong Phú, Phú Tuy, Phước Thể, Sông Lũy và Vĩnh Hảo.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 104-CP.[2] Theo đó:

Cuối năm 1981, huyện Bắc Bình có 1 thị trấn Phan Rí Cửa và 24 xã: Bình Tân, Bình Thạnh, Chí Công, Chợ Lầu, Hải Ninh, Hòa Minh, Hòa Phú, Hòa Thắng, Hồng Thái, Liên Hương, Lương Sơn, Phan Điền, Phan Dũng, Phan Hiệp, Phan Hòa, Phan Lâm, Phan Rí Thành, Phan Sơn, Phan Thanh, Phong Phú, Phú Lạc, Phước Thể, Sông Lũy, Vĩnh Hảo.

Ngày 30 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 204-HĐBT.[3] Theo đó:

Huyện Bắc Bình có 15 xã: Bình Tân, Chợ Lầu, Hải Ninh, Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thái, Lương Sơn, Phan Điền, Phan Hiệp, Phan Hòa, Phan Lâm, Phan Rí Thành, Phan Sơn, Phan Thanh và Sông Lũy.

Ngày 20 tháng 6 năm 1986, chia xã Hải Ninh thành 2 xã: Hải Ninh và Bình An.[4]

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Bình Thuận được tái lập từ tỉnh Thuận Hải cũ, huyện Bắc Bình thuộc tỉnh Bình Thuận.[5]

Năm 1992, chuyển xã Chợ Lầu thành thị trấn Chợ Lầu, thị trấn huyện lỵ huyện Bắc Bình.[6]

Năm 1994, thành lập xã Phan Tiến trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Sông Lũy.[7]

Ngày 18 tháng 7 năm 2003, thành lập xã Sông Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của hai xã Sông Lũy và Lương Sơn.[8].

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, điều chỉnh địa giới hành chính ba xã Lương Sơn, Hòa Thắng, Sông Bình và thành lập thị trấn Lương Sơn trên cơ sở xã Lương Sơn sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.[9]

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1253/NQ-UBTVQH15[10] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó, điều chỉnh 4,43 km² diện tích tự nhiên của xã Phan Lâm để nhập vào xã Phan Sơn.

Huyện Bắc Bình có 2 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hóa Chăm Pa đặc sắc. Vị công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm Pa, người dân địa phương gọi bà là Bà Thầm, bà mất khoảng năm 1997. Dòng văn hóa Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa vẫn còn lưu giữ và phát huy. Tiến sĩ nghệ thuật múa Đặng Hùng là người đã sống nhiều năm tại đây và nghiên cứu bảo tồn, phát huy nền nghệ thuật múa Chăm, các thể loại múa quạt, múa đội nước, múa Siva (cung đình) và nhiều thể loại khác đã từ lâu xứng tầm nghệ thuật bác học.

Cảnh đẹp độc đáo của Bình Thuận và Bắc Bình là những ốc đảo xanh tươi chạy dọc theo hơn 100 km bờ biển thanh bình, từ thị trấn Lagi phía nam, đến mũi Kê Gà nơi có ngọn hải đăng đẹp nhất và cổ nhất Việt Nam; đến thành phố Phan Thiết hiền hoà nơi lưu giữ những di sản văn hoá 300 năm mở cõi của người Việt và những di sản truyền thống của người Hoa. Cảnh đẹp này tương phản bằng nhiều sắc thái, nhiều cung bậc cảnh sắc. Từ những khu rừng nguyên sinh trong vùng giáp ranh với Lâm Đồng với những cảnh đẹp hồ thủy điện Hàm Thuận, Đa Mi, Thác Sương Mù, Thủy Điện Đại Ninh dọc theo con đường mòn mà xưa kia Bác sĩ Yersin đã lần tìm ra cao nguyên Liang Biang, Đà Lạt ngày nay; cảnh sắc xuôi về những đồng bằng xanh ngát qua những thị trấn nhỏ thanh bình, xanh ngắt vườn thanh long; xuôi về hướng biển là cung đường du lịch ấn tượng nhất và đẹp nhất Việt Nam, con đường này nối từ thị trấn Lương Sơn về Mũi Né ngược về Hàm Tiến và Phan Thiết, đây là cung đường nối từ đồng bằng, vắt ngang lên những dải đồi cát hoang sơ nơi lưu dấu chiến khu Lê Hồng Phong oai hùng (nay thuộc xã Hồng Phong và Hoà Thắng).

Đi dọc Quốc lộ 1 ra hướng Nha Trang, con đường mang ta đến với suối nước khoáng nóng Vĩnh Hảo lừng danh đã từng được gắn thương hiệu Vichy (Pháp), thêm 10 cây số nữa là bờ biển dọc theo vách đá đứng đứng của Cà Ná.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về