Tôi hi vọng các bạn nên tìm hiểu bình luận trên Facebook của app này, kiểm tra xem bộ phận chăm sóc người dùng có hoạt động không trước khi các bạn có ý định dùng tiền mua khoá học. Sau khi đóng tiền để đăng kí học được 2 ngày, tôi đã không thể truy cập vào web đấy thêm một lần nào nữa, và dường như ko có bất cứ ai thuộc công ty này sẵn sàng hỗ trợ tôi.
Tôi hi vọng các bạn nên tìm hiểu bình luận trên Facebook của app này, kiểm tra xem bộ phận chăm sóc người dùng có hoạt động không trước khi các bạn có ý định dùng tiền mua khoá học. Sau khi đóng tiền để đăng kí học được 2 ngày, tôi đã không thể truy cập vào web đấy thêm một lần nào nữa, và dường như ko có bất cứ ai thuộc công ty này sẵn sàng hỗ trợ tôi.
Để học các phần tiếp theo của bài này, cũng như các bài học khác của Chương trình Ngữ Pháp PRO, bạn cần có một Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, hoặc Tài khoản Luyện thi TOEIC.
Với Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, bạn sẽ được học:
(Nếu bạn cũng muốn luyện thi TOEIC, xem chi tiết về các TK Luyện thi TOEIC)
Người thì học tiếng Anh bằng cách nghe nhạc và xem phim, có người thì thích học qua tài liệu, sách vở; lại cũng có người chỉ cảm thấy tiến bộ khi được tiếp xúc, giao thiệp nhiều với những người sử dụng tiếng Anh bản xứ… Tất cả những phương pháp trên đều có thể là phương pháp học tiếng Anh tối ưu đối với bạn! Sau phương pháp học, thì 1 điều nữa cũng quan trọng không kém. Đó là bạn cần phải tập thói quen học tiếng Anh mỗi ngày. Phương pháp hay mà lâu lâu mới đem ra xài thì cũng đâu khác xe ga để lâu ngày chết máy liền tay. 1. Học nghe: 20 phút Chọn cho mình 1 nguồn nghe yêu thích rồi mỗi ngày nghe 1 bài tập, vậy thôi. Nên chọn những bài nghe khoảng 7-8′ để có thể tập nghe ít nhất là 2 lần. Có những nguồn nghe tiếng Anh phổ biến sau:
- Tivi và Internet: hiện này có rất nhiều kênh thông tin dùng tiếng Anh trên Tivi và Internet. Đối với chương trình tivi, bạn có thể lựa chọn từ tin tức, phim cho tới các chuyên đề. 2 kênh mà bạn có thể theo dõi và học theo là Discovery và National Geographic. Nhiều bạn cho rằng những kênh này khó nghe, nhưng mình nghĩ không phải như vậy. Dù có sử dụng những từ chuyên môn, nhưng cách nói trên 2 kênh này rất gần với cách nói hàng ngày của người bản xứ, từ tốc độ nói cho tới ngữ điệu. Không bao giờ nghe các bản tin nếu bạn chưa tự tin với khả năng nghe tiếng Anh của mình. Về Internet, bạn nên dùng 2 kênh rất nổi tiếng: BBC Radio và VOA. - Băng nghe theo giáo trình: nếu bạn đang học tiếng Anh để đạt một chứng chỉ nào đó, thì đây là cách tốt nhất. Bạn đang ở mức căn bản, thì mình khuyên dù đích có là IELTS hay TOEFL, bạn cũng nên nghe qua bài nghe của các chứng chỉ “nhẹ đô” hơn như TOEIC để tạo đà. - Nghe nhạc: dù đây là cách phổ biến, nhưng mình không khuyến khích nhé. Lý do thì mình đã nêu trong bài này 2. Luyện đọc: 10 phút Trình tự cho 1 lần luyện đọc của mình là: - chọn 1 bài đọc ngắn, chừng 500 từ. - đọc lướt lần 1, ghi chú những từ mới.
- tra từ điển để hiểu từ mới. - đọc lại lần 2 để nắm kỹ hơn nội dung. - tự đặt câu hỏi về nội dung của bài đọc và trả lời. Lưu ý là bạn nên lựa chọn chủ đề mà bạn thích và phù hợp với trình độ của mình để tránh sự chán nản và tăng tốc độ đọc của bạn. 3. Luyện từ vựng: 10 phút Bạn có thể dành ra khoảng 5′ để chép lại những từ mới mà bạn đã gặp trong khi luyện đọc và nghe tiếng Anh vào 1 cuốn sổ dành riêng cho việc học tiếng Anh mỗi ngày. Sau đó, bạn dành thêm 5′ để vừa học lại từ của hôm trước, vừa nhẩm lại từ mới của hôm nay.
Khi ghi chép, tự phân loại cho mình những nhóm từ quan trọng, như mục “từ khó”, “từ phổ biến” … hoặc nhóm nó theo loại từ để dễ dàng hơn khi học lại. 4. Luyện ngữ pháp: 5 phút Tại sao chỉ có 5 phút? Dù học ngữ pháp tiếng anh là 1 phần quan trong khi học tiếng Anh, tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì việc học quá nhiều điểm ngữ pháp sẽ gây rối loạn, khiến bạn khó sử dụng các đúng các điểm ngữ pháp, đặc biệt là khi chúng có điểm tương đồng. Mỗi ngày bạn chỉ nên học 1 điểm ngữ pháp. Cuối buổi bạn tìm 1 điểm ngữ pháp khác cho ngày hôm sau. 5. Luyện nói: 15 phút Dù chỉ có 15′, nhưng việc luyện nói tiếng Anh mỗi ngày là đặc biệt quan trọng để luyện tập phản xạ. Cố gắng nói thực sự, thành tiếng chứ không chỉ nghĩ thầm trong đầu, hoặc là lẩm bẩm trong miệng. Nội dung nói bạn có thể tự nghĩ ra, như là tóm tắt lại những nội dung bạn đã đọc, nghe trong ngày; tưởng tượng 1 đoạn đối thoại và nói hoặc tìm 1 người bạn có khả năng tiếng Anh khá 1 chút để luyện đối đáp. Tổng thời gian: 1 tiếng. Chỉ 60 phút mỗi ngày, hoặc ít nhất 4 ngày/tuần, chắc chắn trình độ tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng. Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào việc bạn có 1 phương pháp học tiếng Anh tốt và phù hợp hay không. Phương pháp học sẽ phụ thuộc vào chất lượng của trung tâm luyện thi ielts mà bạn theo học. Chính vì vậy, mình đã chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn một trung tâm luyện thi ielts tốt như thế nào? Chúc bạn học tiếng anh thật tốt.
Bạn thích tạp chí nào, bạn hứng thú với đề tài nào. Ví dụ như bạn thích xem mẫu xe mới, quan tâm đến thời trang hay nấu ăn… bạn có thể tìm những cuốn tạp chí liên quan để đọc. Bạn có thể luôn luôn đọc tất cả những thứ mình thích bằng tiếng Anh.
Dành 10 phút để học tiếng Anh mỗi ngày nhiều người nghĩ là ít nhưng nếu kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả đó. Bạn phải đề ra mục tiêu cho mình, với 10 phút đó trong vòng 1 tháng bạn sẽ học được những gì, bạn sẽ thu được những gì. Có mục tiêu cụ thể thì sẽ có phương pháp thích hợp.
Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy dành hơn 10 phút cho việc học tiếng Anh nhé. Học tiếng Anh chưa bao giờ là lỗi thời với thời đại ngày nay. Chúc các bạn học tập đạt kết quả cao.
Khi dùng liên từ kết hợp (and, or, but, yet, vân vân) hay liên từ tương quan (either...or..., not only... but also, vân vân) để nối các thành phần trong câu lại với nhau, những thành phần đó phải giống nhau về mặt từ loại hoặc chức năng trong câu.
She knows what her husband did and why he did it. = Cô ấy biết chồng mình đã làm gì và tại sao anh lại làm vậy. → cùng là mệnh đề, vì cả hai đều là tân ngữ của động từ knows.
Should I stay home or go to Tom's birthday party? = Tôi nên ở nhà hay đi sinh nhật của Tom? → cùng là cụm động từ nguyên mẫu, vì cả hai đều đi kèm với động từ khiếm khuyết should (cấu trúc động từ khiếm khuyết + động từ nguyên mẫu).
He didn't wear a blue shirt but a red shirt. = Anh ấy đã không mặc áo xanh mà là áo đỏ. → cùng là cụm danh từ, vì cả hai đều là tân ngữ của động từ didn't wear.
You can stay either with me or with Jane. = Bạn có thể ở với tôi hay với Jane. → cùng là cụm giới từ, vì cả hai đều bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ stay.
Neither her father nor her mother came to visit her. = Cả bố cô ấy và mẹ cô ấy đều không đến thăm cô ấy. → cùng là cụm danh từ, vì cả hai đều là chủ ngữ thực hiện hành động came to visit her.
I love both reading books and playing video games. = Tôi yêu thích cả việc đọc sách lẫn việc chơi trò chơi điện tử. → cùng là cụm động từ V-ing, vì cả hai đều là tân ngữ của động từ love.
The boy not only turned up late, but also forgot his books. = Đứa bé trai không chỉ đến lớp trễ, mà còn để quên sách vở ở nhà. → cùng là động từ quá khứ đơn, vì cả hai đều là hành động của cùng một chủ ngữ the boy.