Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á AUN được thành lập vào năm 1995 nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác phát triển và xây dựng vị thế của khu vực thông qua phát triển nguồn nhân lực cũng như đẩy mạnh hợp tác trong mạng lưới các trường đại học hang đầu trong khu vực.
Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á AUN được thành lập vào năm 1995 nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác phát triển và xây dựng vị thế của khu vực thông qua phát triển nguồn nhân lực cũng như đẩy mạnh hợp tác trong mạng lưới các trường đại học hang đầu trong khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, mảng bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đã được luật hóa khá mạnh và cụ thể, được Chính phủ quan tâm chỉ đạo.
Minh chứng rõ nhất là các quy định trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học hiện hành, Nghị định 99 thực thi Luật Giáo dục đại học, Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022-2030...
Công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay được Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đào tạo đại học Việt Nam đặt sự quan tâm hàng đầu.
Mục tiêu tổng quát của công tác trên là: Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng Khung bảo đảm chất lượng ASEAN, góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
Ông Chương thông tin, đến hết tháng 11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Trong đó, 1558 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước và 621 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Ngoài ra, 208 cơ sở giáo dục đại học đạt kiểm định chất lượng, trong đó có 196 cơ sở đạt kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước và 12 cơ sở đạt kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, bảo đảm và kiểm định chất lượng để tạo động lực cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng cơ sở và chương trình đào tạo hướng đến đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.
Việc bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mà còn là mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng quốc tế, nhất là đối với khu vực ASEAN.
"Việc tổ chức Hội nghị AUN-QA 2024 là cơ hội để các quốc gia trong khu vực cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Từ đó, cộng đồng ASEAN có thể xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và tạo ra mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học trong cộng đồng", ông Chương cho biết.
GD&TĐ - Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TPHCM) đăng cai Hội nghị quốc tế của Mạng lưới Bảo đảm chất lượng đại học Đông Nam Á (AUN-QA) năm 2024.
Hội nghị AUN-QA 2024 khai mạc sáng 11/12, thu hút khoảng 400 diễn giả, điều phối viên, chuyên gia, đại biểu và nhà quản lý đến từ hàng trăm trường đại học, tổ chức giáo dục trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Đây là diễn đàn học thuật, nơi các chuyên gia, nhà giáo dục, lãnh đạo các đại học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, cập nhật thông tin và đưa ra góc nhìn đa chiều về tương lai của ngành.
TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, trường là thành viên chính thức của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) từ năm 2018.
Đây là cột mốc quan trọng giúp nhà trường mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn khẳng định vị thế trong khu vực và thế giới.
Đến nay, 41 chương trình đào tạo của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế bởi các tổ chức kiểm định như AUN-QA, FIBAA và ASIIN, và toàn bộ các chương trình còn lại đều có kế hoạch kiểm định trong tương lai gần.
Chủ đề của hội nghị AUN-QA năm nay là "Đổi mới giáo dục đại học ASEAN: Hội nhập trí tuệ nhân tạo, Ứng dụng cơ sở dữ liệu, và Văn hóa chất lượng hướng đến tương lai".
" Việc đồng tổ chức hội nghị này là một bước tiến quan trọng với nhà trường, khẳng định vai trò của chúng tôi không chỉ là một đơn vị giáo dục mà còn là một đối tác chiến lược trong việc xây dựng và thúc đẩy văn hóa đảm bảo chất lượng tại ASEAN", ông Đạo cho hay.
Hội nghị Quốc tế AUN-QA 2024 không chỉ là diễn đàn để thảo luận về các xu hướng và thực tiễn tốt nhất trong đảm bảo chất lượng giáo dục, mà còn là cơ hội để chúng ta cùng nhau học hỏi, kết nối và phát triển những mối quan hệ hợp tác bền vững. Chúng tôi tin rằng các phiên thảo luận và trao đổi sắp tới sẽ mở ra những ý tưởng mới, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền giáo dục đại học trong khu vực.
Hội nghị AUN-QA 2024 diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/12 với các phiên toàn thể và các phiên thảo luận chuyên đề.
Một số nội dung thảo luận đáng chú ý như: Hết mình để thành công: Chiến lược đột phá cho thành công trong giáo dục đại học; Tích hợp AI với quản lý cơ sở dữ liệu để đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học; Xây dựng và sử dụng hệ sinh thái cơ sở dữ liệu hiệu quả; Chiến lược đảm bảo tính bền vững của văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học khu vực Đông Nam Á...