Đất nước Nhật Bản vốn được biết đến với nhiều sự sáng tạo mới lạ giao thoa văn hóa Đông – Tây. Trong đó, dịch vụ lưu trú cũng có rất nhiều lựa chọn đa dạng cho du khách như khách sạn, nhà trọ truyền thống, nhà nghỉ.
Đất nước Nhật Bản vốn được biết đến với nhiều sự sáng tạo mới lạ giao thoa văn hóa Đông – Tây. Trong đó, dịch vụ lưu trú cũng có rất nhiều lựa chọn đa dạng cho du khách như khách sạn, nhà trọ truyền thống, nhà nghỉ.
“Sướng như ở khách sạn” rồi, sao phải lo. Không hoàn toàn đúng. Đặc biệt, các bạn du lịch tự túc tự book khách sạn, hãy bỏ túi những điều cần biết về khách sạn ở Nhật Bản sau đây để không làm hỏng chuyến đi. Khách du lịch lần đầu đi Nhật cũng nên để tâm.
Khi tới Nhật Bản, bạn có rất nhiều lựa chọn lưu trú khách sạn kiểu Âu, nhà trọ truyền thống kiểu Nhật (ryokan) hay những dịch vụ tiết kiệm hơn như khách sạn hộp (capsule hotels) hoặc một hình thức khác đó là ở nhà chùa. Mỗi loại hình lưu trú sẽ đi kèm với mức giá tương xứng, chi phí theo đó mà có thể từ 2 nghìn yên/người nếu ở Dorm hoặc lên đên 50 nghìn yên/người khi ở khách sạn hạng sang hay Ryokan. Dưới đây là những thông tin chi tiết về từng loại hình lưu trú tại Nhật để du khách có thể dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp cho chuyến đi của mình.
Ryokan là nhà trọ kiểu Nhật truyền thống. Đa phần các nhà trọ truyền thống Nhật sẽ kèm theo ăn sáng và ăn tối để du khách trải nghiệm phong cách sống của người Nhật.
Minshuku là kiểu phòng Nhật Bản cho thuê dạng “Ngủ và ăn sáng”. Có thể hiểu là một kiểu ở Ryokan tiết kiệm.
Hình thức này bắt đầu trở nên phổ biến tại các thành phố du lịch Tokyo và Kyoto. Cả căn hộ hoặc ngôi nhà dành riêng cho du khách thuê để cảm nhận toàn bộ cuộc sống người Nhật.
Khách sạn kiểu Âu có rất nhiều ở các thành phố lớn của Nhật Bản và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm, kiểm tra giá trước khi đặt phòng.
Đây là những kiểu khách sạn với phòng nhỏ, đơn giản theo phong cách châu Âu. Một số chuỗi khách sạn mà bạn có thể tham khảo là Route Inn, APA Hotel, Super Hotel và Toyoko Inn…
Pensions (nghỉ dưỡng) là dạng khách sạn tiết kiệm kiểu Âu (có thể so sánh với Minshuku kiểu Nhật). Thường cố ở các khu nghỉ dưỡng vùng núi hoặc thôn quê.
Đây là dạng phòng tiết kiệm nhất. Trong đó phải kể đến chuỗi nhà nghỉ Japan Youth Hostels – Thành viên của International Youth Hostel Federation, vận hành hơn 300 hostels trên toàn Nhật Bản.
Khách sạn hộp (capsule) dành cho du khách không có nhu cầu gì khác ngoài… ngủ nghỉ. Thường thì mỗi hộp sẽ có giường ngủ và một cái ti vi mini.
Một trải nghiệm rất độc đáo đó là du khách có thể nghỉ ở nhà chùa, đồng thời sẽ được phục vụ 2 bữa ăn chay và được tham gia lễ cầu nguyện vào buổi sáng. NhatbanAZ gợi ý cho bạn một địa điểm đó là chùa trên núi Koya.
Cà phê Manga cho phép khách hàng ngồi đọc Manga và lướt Internet. Nhiều quán Manga mở cửa 24h nên cũng là lựa chọn qua đêm cho du khách.
Ở Việt Nam ta thường nói là nhà nghỉ cho các cặp đôi. Phòng được cho thuê theo ca 2-3 giờ hoặc qua đêm.
Phòng thuê theo tuần, theo tháng: Từ 40,000 yên mỗi tháng
Đây là phương án cho những chuyến đi dài ngày (thường là công tác) mà các công ty hay thuê cho nhân viên của mình.
Nhật Bản cởi mở, chẳng phải lén lút gì chuyện trong khách sạn có kênh phim người lớn cả. Nhưng có 2 điều bạn cần phải lưu ý khi đến khách sạn mà có kênh người lớn.
Thứ nhất, đảm bảo bỏ các tờ rơi, tờ bướm ra khỏi mắt trẻ em, nếu bạn đi cùng trẻ em nhé.
Thứ hai, kênh người lớn tính tiền, không miễn phí.
Để chuyến đi du lịch Nhật Bản hay công tác trở nên dễ dàng thuận tiện trong việc đặt phòng lưu trú, hãy liên hệ ngay NhatBanAZ để được nhân viên hỗ trợ trực tiếp theo nhu cầu cụ thể của quý khách. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ tour Nhật Bản trọn gói đến dịch vụ lẻ như visa du lịch, công tác, thăm thân, thuê xe ở Nhật, vé vui chơi,…. đảm bảo đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Nhật Bản chính là quốc đảo, ít đất nên khách sạn và nhà ở tại đây được thiết kế nhỏ gọn, đủ dùng nhưng rất tiện lợi và đầy đủ tiện nghi. Bạn đừng quá ác cảm nếu lỡ thấy chuẩn phòng 3* sao lại bé thế. Đặc biệt lưu ý với những bạn tự đặt phòng, hãy chắc chắn giá rẻ nhưng đúng phòng theo yêu cầu.
Hiện tại ở Nhật rất phổ biến nhà nghỉ chia phòng (một phòng có nhiều giường), hay khách sạn con nhộng (capsule hotel). Tuy nhiên, hình thức này đối với Việt Nam vẫn còn khá xa lạ, nên đôi khi các bạn thấy phòng rẻ, đặt đại, về sau mới tá hỏa “trời ơi, cái giường chỉ để ngủ, chứ khách sạn gì đây”.
Toilet (Nhà vệ sinh) là đề tài nói mãi không hết mỗi khi đề cập đến Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt để ý đến nhà vệ sinh, từ nhà riêng cho đến nơi công cộng, toilet chỗ nào cũng sạch sẽ, tiện lợi và đầy đủ chức năng. Nhiều chuyện để nói lắm, nhưng bạn đến Nhật Bản thì CẦN phải biết những điều tối thiểu sau:
1. Phải NÉM giấy vào bồn: Ngược đời không ạ? Ở Việt Nam thường thấy biển báo “đừng ném giấy vào bồn làm tắc”. Ở Nhật thì ngược lại bạn nhé! Đi vệ sinh ở Nhật, “đi nhẹ hay đi nặng” đề có vòi để rửa tự động, và giấy chỉ để thấm sạch nước mà thôi, chứ không phải để chùi. Vì thế giấy ở Nhật thường dùng loại dai thấm nước nhưng cũng dễ dàng tự hủy. Chuẩn 100% ở khắp mọi nơi trên nước Nhật.
2. Cẩn thận với hệ thống nút bấm: Muôn cái sự tiện lợi, tự động chức năng. Các bảng tự động thường chỉ bằng tiếng Nhật, số ít bằng tiếng Anh. Cách tốt nhất là bạn cần xem kỹ, nếu cần thì hỏi, đừng ngại. Hãy biết các nút cơ bản là nhấn để rửa hậu môn, rửa “hàng của chị em”, điều chỉnh nóng lạnh. Đừng để bất ngờ khi ngồi xuống nhấn phát nước bắn lên, sợ quá nhảy cẫng nước
Nhiều khách sạn, khi bạn vào phòng thì ngoài đồ free chẳng thấy đồ uống ở đâu? Xin thưa là ở ngoài hành lang tầng nào đó, thông thường là tầng trệt sẽ có máy bán đồ uống tự động, đủ loại luôn.
Nhiều khách sạn có chỗ tắm chung, thường là tắm khoáng nóng onsen. Hãy lưu ý là khi đi tắm onsen chung thì bạn phải khỏa thân 100% nhé. Đây được coi là yêu cầu tối thiểu của vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần tắm rửa qua trước khi xuống bồn tắm chung (thường là tắm ngồi, có ghế và vòi).
Chẳng phải nói gần nói xa gì, rất nhiều quý ông khi đi du lịch ở một số nơi quan tâm đến “mát xa rồi ta mát gần”. Ở Nhật Bản thì không có đâu, 100% không nhé! Mát xa ở Nhật Bản là một nghề, cần phải có tay nghề, bằng cấp. Khi bạn gọi mát xa ở Nhật Bản thì thường sẽ được các bà lớn tuổi phục vụ (bởi họ có kinh nghiệm). Tuy nhiên cũng có khi có các cô gái trẻ, nhưng ĐỪNG, ngàn lần ĐỪNG có ý gì “mát gần” quý vị nhé, bạn sẽ bị cảnh sát hỏi thăm, chờ phạt và thậm chí là chờ tòa.
Khách sạn kiểu Nhật hoặc phòng kiểu Nhật ở trong khách sạn thường có giá cao hơn so với phòng chuẩn Châu Âu. Du khách rất thích trải nghiệm phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, bạn cần phải biết, thực sự như thế nào để không thất vọng, tự làm hỏng chuyến đi của mình.
Kiểu Nhật có nghĩa là… nằm ngủ sàn, người ta sẽ chuẩn bị cho bạn tấm trải và chăn đắp (mùa lạnh) trong tủ đồ. Vậy nên đừng có bảo “ôi, tôi bị lừa, vào phòng gì chẳng có giường đâu, phải trải thảm nằm giữa nhà như ăn mày”. Ngoài ra, phòng kiểu Nhật cũng có nghĩa là hoài cổ, nên bạn đừng có than phiền nếu thấy ấm trà đun nước cổ, tivi đá tảng.