Nhật Bản nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, và phải trải qua khoảng 20% số trận động đất trên thế giới có cường độ hơn 6 độ Richter.
Nhật Bản nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, và phải trải qua khoảng 20% số trận động đất trên thế giới có cường độ hơn 6 độ Richter.
Nhà địa chấn học Aitaro Kato tại Đại học Tokyo cho biết trận động đất mạnh 7,6 độ ở Ishikawa hôm 1-1 có lẽ bắt nguồn từ một đứt gãy dài 150km bên dưới bán đảo Noto.
Theo ông Kato, vết nứt khổng lồ này thuộc loại đứt gãy ngược, xảy ra khi một phiến đá di chuyển lên trên một phiến đá khác. Nhưng ông nghi ngờ rằng nhiều đứt gãy bên trong mảng có thể đã gây ra dư chấn sau trận động đất lớn hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: chất lỏng nằm sâu bên trong vỏ Trái đất cũng có thể gây động đất ở Ishikawa. Ông Hiramatsu giải thích: khi những chất lỏng này tràn qua lớp vỏ, chúng có thể làm suy yếu vùng đứt gãy và khiến nó trượt đi, dẫn đến một loạt dư chấn sau một trận động đất chính.
Tuy nhiên, loạt dư chấn khiến các đội cứu hộ gặp khó khăn trong việc giải cứu những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị sập. Chúng còn có thể gây thêm thiệt hại cho các công trình vốn đã yếu đi.
Ông Adam Pascale, nhà địa chấn học tại Trung tâm Nghiên cứu địa chấn ở Melbourne, Úc, nói dư chấn là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất vào thời điểm này ở Nhật.
Tần suất các dư chấn dự kiến giảm trong những ngày tới, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra nhiều hơn, thậm chí khả năng sẽ lại có động đất mạnh 6 hoặc 7 độ. “Chúng ta cần phải chuẩn bị", ông Nishimura nói.
Một trận động đất mạnh 6,1 độ xảy ra ngoài khơi huyện Hoa Liên, Đài Loan vào lúc 2h21 sáng nay. Tâm chấn nằm cách huyện Hoa Liên 23 km về phía Đông Bắc và độ sâu của trận động đất là 24,9 km. Sau đó, một số trận động đất nhỏ hơn xảy ra ở bờ biển phía Đông Đài Loan. 13 huyện và thành phố, trong đó có thành phố Đài Bắc và Tân Bắc đã đưa ra cảnh báo cấp cao.
Truyền thông Đài Loan dẫn thông tin từ Chủ nhiệm Trung tâm dự báo động đất thuộc cơ quan Khí tượng Đài Loan Ngô Kiện Phú cho biết, những trận động đất này vẫn là chuỗi dư chấn của trận động đất mạnh vào ngày 3/4, là quá trình điều chỉnh ứng lực. Sau hai cơn dư chấn có độ mạnh trên 6 độ xảy ra vào ngày 23/4, hiện các dư chấn được chuyển về phía Bắc để giải phóng năng lượng.
Ông Ngô Kiện Phú cảnh báo chuỗi dư chấn của trận động đất ngày 3/4 vẫn đang tiếp diễn, mặc dù số lượng sẽ giảm dần theo thời gian nhưng vẫn có khả năng xuất hiện các dư chấn quy mô lớn đơn lẻ, cũng như các dư chấn tập trung. Ông dự đoán dư chấn của trận động đất ngày 3/4 sẽ tiếp tục kéo dài thêm 3 tháng.
Theo thống kê của cơ quan khí tượng Đài Loan, tính đến 3 giờ 04 phút sáng nay, hòn đảo này đã hứng chịu tổng cộng 1.299 dư chấn, trong đó có 5 dư chấn có độ mạnh từ 6-7 độ, 62 dư chấn có độ mạnh từ 5-6 độ và ít nhất 10 dư chấn có độ mạnh khác nhau xảy ra vào sáng sớm nay.
Một trận động đất có độ mạnh 7,2 độ xảy ra ngoài khơi bờ biển phía Đông huyện Hoa Liên vào ngày 3/4. Đây là trận động đất mạnh nhất ở Đài Loan trong vòng 25 năm qua, chỉ sau trận động đất vào năm 1999 với độ mạnh 7,3 độ, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất Ishikawa 2023 (2023年石川地震, Ishikawa-ken jishin?) là trận động đất xảy ra vào lúc 14:42 (JST), ngày 5 tháng 5 năm 2023. Trận động đất có cường độ 6.5 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 12 km. Do trận động đất nằm gần ngoài khơi bán đảo Noto, Ishikawa nên có cảnh báo mực nước thủy triều có thể xảy ra.
Hậu quả trận động đất đã làm 1 người chết, 49 người bị thương, nhiều công trình nhà cửa, đường xá bị thiệt hại nặng. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cảnh báo một trận động đất với chấn động tương tự có thể xảy ra trong khoảng tuần tới.[4] Đây là trận động đất diễn ra đúng vào ngày thiếu nhi (tức là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng).
Trận động đất đã làm 3 tòa nhà bị sập, hai người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Các tòa nhà và công trình ở Suzu bị hư hại nghiêm trọng, bao gồm khách sạn, nghĩa trang, đồn cảnh sát và nhiều công trình khác.[7]
Một người đàn ông 65 tuổi ở Suzu bị ngã xuống khi sửa mái nhà nhưng đã tử vong tại bệnh viện.[8] Ít nhất 49 người bị thương, trong đó có 2 người bất tỉnh, 2 người bị thương do nhà sập, một trẻ vị thành niên bị tủ quần áo rơi trúng và một người khác bị bỏng nặng. Trong số những người bị thương, có một người bị gãy xương, một người bị chấn thương sọ não và cả 2 đều bị thương nặng, 2 người phải nhập viện điều trị.
Hai thang máy đã tạm ngừng hoạt động tại tòa nhà chọc trời Abeno Harukas ở Osaka, vào lúc 16:00 (JST) thang máy đã hoạt động trở lại.[9] Các chuyến tàu cao tốc Shinkansen đã bị hoãn giữa hai thành phố Nagano và Kanazawa.
Liên kết đến các bài viết liên quan
Tòa nhà bị đổ nghiêng sau trận động đất tại Hoa Liên, Đài Loan, Trung Quốc, ngày 5/4/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 22/4, miền Đông vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã liên tiếp hứng chịu các trận động đất, trong đó trận mạnh nhất có độ lớn 5,7.
Tâm chấn của các trận động đất nằm ở huyện Hoa Liên. Một số trận động đất cũng khiến thành phố Đài Bắc rung chuyển trong thời gian ngắn.
Hiện chưa ghi nhận thiệt hại do động đất gây ra.
Mới đây nhất, theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC), vào lúc 21h13 (giờ địa phương), một trận động đất có độ lớn 5,1 đã xảy ra ở huyện Hoa Liên.
Tâm chấn nằm ở vị trí 23,67 độ vĩ Bắc và 121,54 độ kinh Đông với độ sâu chấn tiêu là 10 km.
Trước đó, chiều cùng ngày, địa phương này cũng liên tiếp hứng chịu các trận động đất có độ lớn từ 5,3 đến 5,7 với độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.
Hoa Liên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề do trận động đất có độ lớn lên tới 7,2 hồi đầu tháng này, khiến 14 người thiệt mạng.
Sau đó là hàng trăm đợt dư chấn.
Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất nhiều nhất trên thế giới, vì nằm trên 4 mảng kiến tạo hội tụ và chúng liên tục cọ xát vào nhau.
Theo tạp chí khoa học Nature, khoảng 1.500 trận động đất tấn công đất nước này mỗi năm, mặc dù phần lớn đều nhẹ để có thể cảm nhận được.
Hầu hết các trận động đất lớn ở Nhật Bản đều do mảng Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía đông gây ra, nó trượt bên dưới một mảng khác.
Nhà địa chấn học Yoshihiro Hiramatsu tại Đại học Kanazawa ở Nhật Bản cho biết sự hút chìm này là động lực đằng sau trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản - trận động đất mạnh 9,1 độ tấn công vùng Tohoku vào năm 2011 và gây sóng thần lớn.
Ishikawa không xa lạ gì với các trận động đất, với hơn 500 trận xảy ra kể từ năm 2020.
Vào tháng 5-2023, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đo được một trận động đất mạnh 6,3 độ làm rung chuyển khu vực và phá hủy hàng chục tòa nhà tại tỉnh này.
Thay vì xảy ra dọc theo ranh giới của một mảng kiến tạo, các trận động đất ở Ishikawa gây ra do các đứt gãy bên trong mảng kiến tạo, chúng chịu áp lực khi các mảng kiến tạo đẩy vào nhau.