NSND Hoàng Dũng (trái) trong phim Tiếng cồng định mệnh - Ảnh chụp màn hình
NSND Hoàng Dũng (trái) trong phim Tiếng cồng định mệnh - Ảnh chụp màn hình
Tiếng cồng định mệnh được chuyển thể từ tiểu thuyết Khúc tráng ca cuối cùng của nhà văn Chu Lai, do cố NSND Nguyễn Khắc Lợi và NSND Lê Thi làm đạo diễn, Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân sản xuất năm 2004.
Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng giai đoạn đó (cùng với Giải phóng Sài Gòn, Đường lên Điện Biên…). Tới nay, 20 năm xem lại Tiếng cồng định mệnh vẫn mới.
Bộ phim là cuộc đấu trí giữa đội quân ta và địch tại chiến trường Tây Nguyên với trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa xuân 1975.
Thoát khỏi sự mô tả đơn thuần, ca ngợi một chiều thường thấy trong các phim về đề tài này, phim đi vào những quan hệ phức tạp giữa con người ở hai đầu chiến tuyến. Hào hùng nhưng đầy chất hiện thực, không bị tô hồng.
Qua đó nói lên sự trớ trêu của những số phận khi đất nước bị chia cắt: cha và con lạc nhau, cha không biết mà vô tình yêu đơn phương con gái, hai anh em ở hai phía của cuộc chiến…
Phim có nhiều phân cảnh đấu trí căng thẳng, nghẹt thở. Súng đạn, bom nổ ầm ầm. Có cả những đại cảnh lớn thể hiện sự hoành tráng của cuộc chiến.
Nhưng phim cũng tạo ra được những khoảng thư giãn cần thiết khi có những cảnh lãng mạn, trữ tình, thậm chí hài hước. Sau 20 năm, Tiếng cồng định mệnh vẫn khiến khán giả khóc, cười khi theo dõi.
Đặc biệt xem phim thấy Tây Nguyên 20 năm trước vẫn còn đẹp quá chừng. Dù diễn xuất, đài từ của một số diễn viên trẻ cũng như bối cảnh vẫn còn một số hạn chế nhưng Tiếng cồng định mệnh được đánh giá là một trong những phim về chiến tranh coi ổn tới ngày nay.
Phim quy tụ dàn diễn viên quen thuộc của điện ảnh miền Bắc: Hoàng Dũng, Lê Khanh, Trọng Trinh, Văn Thành, Huy Trinh, Đàm Hằng, Bảo Anh, Đức Trung…
Đáng chú ý nhất là vai Phạm Ngọc Tuấn (cố diễn viên Hoàng Dũng đóng), được xây dựng trên nguyên mẫu tướng ngụy Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân khu II.
Ông Tuấn là một tướng tài, bản lĩnh, có lý tưởng, không ác ôn, cũng biết yêu ghét rất bình dị. Không nhiều phim về đề tài chiến tranh mà khi xem, khán giả lại có cảm tình với một nhân vật ở bên kia chiến tuyến.
Trong phim, ông đem lòng yêu đơn phương con gái ruột, đến cuối phim mới biết, cũng bẽ bàng, đau đớn.
Xây dựng một nhân vật như vậy, nhà văn, biên kịch Chu Lai muốn gửi gắm một điều, đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại chính xác chân dung đối phương trong cuộc chiến, chứ không cứ suy nghĩ theo lối cũ "ta thắng địch thua, ta tài giỏi địch ngu dốt".
Trong cuộc chiến ấy, họ cũng là những con người có những buồn, vui, cao thượng, thấp hèn.
Phim đem về giải Nam diễn viên xuất sắc nhất năm 2004 cho nghệ sĩ Hoàng Dũng tại giải thưởng Cánh diều vàng và sau đó là danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Nhiều người tham gia Tiếng cồng định mệnh hiện đã mất: diễn viên Văn Thành, đạo diễn, NSND Khắc Lợi, NSND Hoàng Dũng…
Chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online, NSND Lê Thi nói xem lại Tiếng cồng định mệnh sau 20 năm, ông vẫn còn nguyên sự bồi hồi xúc động khi nhớ về những kỷ niệm khi làm bộ phim này.
"Mới đó mà 20 năm, không tin là 20 năm đã trôi qua… Ngày đó nhiều thiếu thốn, chúng tôi làm phim bằng tình yêu điện ảnh hết sức trong sáng", ông chia sẻ.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tới hết ngày 5-12 - Ảnh: BTC
Tuần phim sẽ chiếu 8 phim. Trong đó có 4 phim tài liệu gồm Vững bước dưới cờ Đảng (đạo diễn, NSND Lưu Quỳ), Tiến bước dưới quân kỳ - tập 1: Chiến đấu giành độc lập (đạo diễn Phạm Thanh Hùng), Tiến bước dưới quân kỳ - tập 2: Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc (đạo diễn, NSND Lưu Quỳ), Linh ảnh (đạo diễn Nguyễn Quang Quyết).
4 phim truyện điện ảnh có Tiếng cồng định mệnh (đạo diễn, NSND Nguyễn Khắc Lợi, NSND Lê Thi), Con đường có mặt trời (đạo diễn Vũ Anh Nhất), Thầu Chín ở Xiêm (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng), Đêm Bến Tre (đạo diễn, NSND Trần Phương).
Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp theo chuẩn quốc tế, trong những năm qua, GS.TS.BS Hoàng Anh Dũng đã nghiên cứu và triển khai nhiều hình thức chủ động, linh hoạt, phát huy thế mạnh hợp tác trong và ngoài nước, tạo cơ sở nền tảng vững chắc đưa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẵn sàng hội nhập đón đầu xu thế trong tương lai.
Trình độ chuyên môn vững vàng cùng quá trình tu nghiệp nhiều năm tại các bệnh viện lớn trên thế giới, bác sĩ Hoàng Anh Dũng không chỉ được biết đến với cương vị là một bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm mà còn tham mưu giúp Ban lãnh đạo Bệnh viện ký kết hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực khoa học, y tế. Điều này giúp đội ngũ nhân viên tiếp cận được các tinh hoa của y văn thế giới, từ đó ứng dụng hiệu quả trong quá trình khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, GS.TS.BS Hoàng Anh Dũng cũng là thành viên của các Hội đoàn khoa học uy tín: Hội Ngoại khoa Hoàng gia Bỉ, Hội Ghép tạng Hoàng gia Bỉ, Hội Ghép tạng Pháp ngữ…
Đảng ủy viên Trường, Ủy viên BCH CĐ Trường, Chánh Văn phòng, Cán bộ giảng dạy, UV Hội đồng Khoa
Phòng 803, nhà C12 tầng, khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
4. Học hàm: Năm được phong học hàm:
5. Chức danh nghiên cứu: Nghiên cứu viên
Chức vụ: Phó Trưởng khoa ngoại Vú bệnh viện K
6. Điện thoại: Tổ chức: 0904690818 Mobile: 0973972671
Nơi đào tạo : Trường Đại Học Y Hà Nội