Trà thảo dược từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, một số loại có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.
Trà thảo dược từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, một số loại có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.
Chị Đ.T.N. (40 tuổi, Hải Dương) do có thân hình hơi quá khổ nên nghe lời bạn mách uống lá sen vừa mát, lợi tiểu, lại vừa có tác dụng tiêu mỡ, giảm cân, nên đã lấy lá sen về nhà nấu nước uống hằng ngày. Sau 1 tuần thì thấy hiện tượng lạnh người, đi tiểu nhiều nhưng chị cho rằng cây sen lành tính và các triệu chứng trên là tác dụng của thuốc nên tiếp tục uống.
Sau đó chị N. bị tiêu chảy liên tục, thậm chí còn bị chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi và tụt huyết áp. Quá hoảng sợ, chị đi gặp bác sĩ đông y thì mới biết mình bị ngộ độc lá sen.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết ngộ độc các thảo dược thiên nhiên vốn được cho là lành hiện nay khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân sử dụng tùy tiện thuốc nam, thuốc bắc... dẫn đến suy thận, suy gan, nhiễm độc toàn thân, thậm chí suy đa tạng và tử vong.
Theo ông Trung, người dân cần phải phân biệt rõ, trà thảo dược uống thông thường và trà thảo dược sử dụng trị bệnh. Do vậy, khi đi mua người dân phải rất cẩn thận, xem kỹ thành phần của thảo dược kẻo tiền mất, tật mang. Bởi dù thảo dược, kể cả thảo dược độc như phụ tử hay không độc để làm trà như atisô, trà sâm... uống sai cũng có thể mất mạng.
Vì cách chữa của đông y khác với tây y, cùng một bệnh nhưng thể chất khác nhau dùng bài thuốc khác nhau hoặc ngay cả cùng một thể bệnh, một thể chất nhưng tương tác ở vùng khí hậu, ở mỗi cơ thể khác nhau nên thuốc sẽ được điều chỉnh khác nhau.
Việc dùng chung một loại trà thuốc cho tất cả mọi người, cho một bệnh hậu quả sẽ rất nguy hại. Người dùng sai nhẹ thì có phản ứng tiêu chảy, mẩn ngứa, huyết áp tăng, tăng tiểu đường...; nặng thì có thể ảnh hưởng tính mạng.
Chẳng hạn, người thuộc tính hàn uống nhiều trà hàn sẽ suy yếu và tử vong. Người tính nhiệt dùng thảo dược thuộc nhiệt nguy cơ tăng sự nóng nảy.
Thực tế nghiên cứu cũng đã xác định được 15 thành phần có thể gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng trong trà thảo dược và thực phẩm chức năng. Yohimbe - được coi là "viagra tự nhiên" giúp cải thiện ham muốn tình dục và điều trị rối loạn chức năng cương dương, nhưng hợp chất này có thể gây co giật khiến gan, thận gặp vấn đề.
Bột trà xanh - thường được sử dụng để giảm cân - có thể làm gia tăng tình trạng thiếu máu và tăng nhãn áp, gây tổn hại cho gan.
Kava thường được sử dụng để giảm lo lắng và cải thiện chứng mất ngủ, song có thể làm tăng nguy cơ Parkinson, trầm cảm và cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Hoặc các chất như aconite, bột caffeine, chiết xuất bột trà xanh, dầu pennyroyal, men gạo đỏ… cũng gây hại cho sức khỏe nếu dùng không đúng.
Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103, cho biết thông thường đã là trà thảo dược thì không dùng để chữa bệnh. Các công ty sản xuất trà sẽ đăng ký là thực phẩm chức năng hoặc đồ uống hằng ngày.
Những sản phẩm như thế này không có tác dụng chữa bệnh, chính xác phải là không đạt được đến mục tiêu chữa bệnh, dù trong gói trà hoặc hộp trà có ghi như vậy.
Nó chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe hoặc hỗ trợ một chức năng nào đó giúp cơ thể phục hồi từ bệnh tật (ví dụ phục hồi sau đột quỵ) hoặc tăng cường sức khỏe, giãn cách thời gian bị bệnh 2 lần liên tiếp (tác dụng phòng ngừa).
Với tiêu chí như vậy, thường các nhà sản xuất sẽ chọn những thảo dược an toàn. Cần lưu ý, không phải thảo dược nào cũng an toàn và không có độc. Có những thảo dược dùng làm thuốc có thể gây ra chết người hoặc triệu chứng ngộ độc (phụ tử, hạt cau tươi, cà độc dược...).
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các công ty đã xử lý để độc tố không còn là độc tính mà chỉ được xếp vào tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, hồi hộp, tức ngực, chóng mặt thoáng qua, nổi ban...
Theo bác sĩ Phúc, để giảm thiểu tác dụng phụ, điều cần thiết phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh những tác động độc tố để nó chỉ còn là các tác dụng phụ. Ví dụ như uống vào bị đau bụng, tiêu chảy, hồi hộp, tức ngực, chóng mặt thoáng qua, nổi ban.
Chẳng hạn như trà thảo dược mướp đắng. Loại trà này có tác dụng bình ổn đường thật, làm giảm rối loạn chức năng của người bệnh đái tháo đường type II thật (với điều kiện nguyên liệu sản xuất phải đúng là mướp đắng).
Nhà sản xuất thường bào chế dạng gói 3g. Một ngày chỉ nên uống 2-3 lần, mỗi lần 1 gói, uống sau ăn. Nhưng vì quá lạm dụng hoặc không đọc kỹ thông tin, người tiêu dùng có thể uống vô tội vạ, kiểu như hòa đậm đặc cho tác dụng mạnh, 10 gói cho 1 lần uống. Uống như vậy có thể gây tụt đường máu thực sự và gây ra rối loạn do hạ đường máu gây ra.
Hoặc trà thảo dược chế từ quả la hán. Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhưng nó không nên dùng (mức độ nhẹ hơn cấm kỵ) với người hay đau bụng, chân tay lạnh, suy dinh dưỡng, mới ốm dậy bởi nguy cơ có thể làm cho người bệnh yếu đi, chân tay lạnh hơn, đau bụng nhiều hơn và có thể tiêu chảy.
1. Phải điều độ, không thái quá.
2. Phải "biện chứng thi trị", nghĩa là phải xem xét tỉ mỉ, tùy theo thể chất, tuổi tác, bệnh trạng... mà phân biệt âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực rồi trên cơ sở đó chỉ định lựa chọn, bào chế và sử dụng cho phù hợp.
3. Trà dược vừa là đồ uống vừa là thuốc nên khi dùng phải chú ý kết hợp chặt chẽ và hợp lý tùy theo tính chất và giai đoạn bệnh tật.
4. "Tam nhân chế nghi", nghĩa là phải tùy người, tùy theo điều kiện địa lý và môi trường sống và tùy theo mùa, tùy thời gian mà lựa chọn và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất và dự phòng được các tác dụng không mong muốn.
Tốt nhất khi muốn dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y.
1. CÂY CỎ NGƯƠI GIÚP CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH, MẤT NGỦ Cây cỏ ngươi còn được gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo,... một trong số các loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo các sách về đông y, loại cây thảo mộc này có vị ngọt, tính lạnh. Y Học Hiện Đại đã phát hiện trong thành phần của cây cỏ ngươi có chứa các alcaliod như mimosim, crocetin và khá nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen, có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm ho, tiêu đàm. Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc và khu phong trừ thấp. Khi bị mất ngủ, suy nhược thần kinh có thể sử dụng cây cỏ ngươi (toàn bộ phần cây hoặc rễ) 10 - 12g hãm hoặc sắc uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng bài thuốc gồm: cỏ ngươi (cả cây 15g hoặc lá 6 - 12g), cây nụ áo tím 15g, me chua đất 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cũng có thể phối hợp cỏ ngươi với lạc tiên, mạch môn và thảo quyết minh, sắc uống hàng ngày, liều duy trì cho đến khi tình trạng mất ngủ, suy nhược thuyên giảm.
2. CÂY KHỔ SÂM ĐIỀU TRỊ ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU Theo nhiều sách viết về dược học cổ truyền, khổ sâm là cây thảo dược quý hiếm có vị đắng, hơi ngọt chát, tính mát, công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, thanh nhiệt tiêu độc. Đối với Y Học Hiện Đại, thành phần có chứa alcaloid toàn phần, giàu tanin, hợp chất polyphenl,... khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng. Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng khổ sâm để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng... Những người bị đầy bụng và chậm tiêu có thể dùng khổ sâm 12 - 24g sắc hoặc hãm uống. Hoặc dùng 12g khổ sâm phối hợp với 12g bồ công anh, 12g nhân trần, 10g lá khôi, 10g chút chít, tán bột, uống hàng ngày 30g với nước ấm.
3. CÂY QUÝT GAI ĐIỀU TRỊ ĐAU VÀ SÂU RĂNG
Quýt gai cũng là một trong các loại cây thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe. Trong thành phần của cây quýt gai có chứa tinh dầu và chất nhầy, có công dụng chống co thắt cơ trơn, giảm ho, chống viêm... Theo Y Học Cổ Truyền, loại dược liệu này có vị cay thơm, tính ấm, tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ chỉ thống, giảm ho triệt ngược tật (sốt rét). Khi bị đau hay sâu răng có thể sử dụng: vỏ rễ quýt gai rửa sạch, cắt nhỏ, nhai với vài hạt muối trong 5 phút rồi nhổ đi. Một bài thuốc khác à vỏ rễ quýt gai, vỏ lựu, vỏ chuối hột, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g và búp ổi 19g, rồi sắc uống.
4. CÂY TẦM GỬI, CÂY DÂU HỖ TRỢ TRỊ VIÊM CẦU THẬN Cây tầm gửi cây dâu hay còn gọi là tang ký sinh, có vị ngọt đắng, tính bình, công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa. Trong thành phần hóa học của cây có chứa transphytol, α-tocophenol, quinon, quercetin, avicularin, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, lợi tiểu, làm hạ huyết áp. Đối với những bệnh nhân bị viêm cầu thận có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau: Tầm gửi cây dâu 20-30g, sắc hoặc hãm uống hàng ngày. Tầm gửi 15g, kim tiền thảo 10, bạch mao căn 10g, thổ phục linh 10g, mã đề 10g, sắc uống hàng ngày 1 thang. Tầm gửi 16g, câu đằng 16g, mã đề 16g, cúc hoa 12g, sa sâm 12g, ngưu tất 12g, đan sâm 12g, quy bản 12g và trạch tả 12g, tất cả sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
5. CÂY DƯỚNG CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA Đối với cây dướng, phần dược liệu được sử dụng chủ yếu là quả. Trong cây thảo dược này có chứa saponin, acid p.coumaric, vitamin nhóm B và dầu béo. Theo dược học cổ truyền thì quả dướng vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ hư lao, làm mạnh gân cốt, sáng mắt, bổ thận và kéo dài tuổi thọ. Để hỗ trợ trị liệu đau thần kinh tọa, người bệnh có thể dùng quả dứa với một số bài thuốc sau: Quả dướng chín lượng vừa đủ đem ngâm nước 3 ngày, rồi vớt ra, để ráo và ngâm rượu trắng trong 10 phút. Tiếp đó đem nấu trong 12 giờ, cuối cùng là đem sấy hoặc phơi khô, đựng trong lọ kín dùng dần và mỗi ngày ăn 10-15g. Quả dướng 15g, sắc uống. Quả dướng 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, quế nhục 5g, thổ phục linh 12g và sắc uống hàng ngày. Người ta còn sử dụng lá dướng non nấu canh ăn hoặc lá dướng non 12g, lá ngải cứu 60g, nấu nước xông thắt lưng và dọc sau chân nơi đau.
6. CÂY DẠ CẨM HỖ TRỢ TRỊ VIÊM DẠ DÀY Dạ cẩm là loại cây thảo mộc quý. Trong thành phần hóa học của cây có chứa alcaloid, saponin và tanin, tác dụng giảm đau, giúp liền sẹo nhanh và trung hòa dịch vị. Theo Y Học Cổ Truyền, dạ cẩm vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ thống, giải độc, tiêu viêm và lợi niệu. Khi bị viêm loét dạ dày có thể dùng: Dạ cẩm 20-40g sắc uống. Dạ cẩm 900 sắc kỹ, cô thành cao đặc, uống 20g mỗi ngày, chia 2 lần uống sáng và chiều. Bột lá dạ cẩm khô 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, hồ nếp vừa đủ, làm thành cốm, hàng ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc đang đau, mỗi lần 10-15g. Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg và mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành 8kg cao, cho đường kính vào, đánh tan, cô còn 9kg và cuối cùng cho thêm mật ong, đóng chai dùng dần, mỗ ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 thìa to (tương đương 10-15g) trước khi ăn hoặc đau. Dạ cẩm 20g, lô hội 20g, nghệ vàng 12g, cam thảo 6g, mai mực 10g, tất cả sắc uống hàng ngày.
7. CÂY CỎ TRANH TÁC DỤNG CẦM MÁU
Cây cỏ tranh hay còn có tên dân gian là bạch mao. Đây là loại cây sống lâu năm có thân rễ lan dài và ăn sâu dưới lòng đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn và mép sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có thể phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là mao căn. Theo đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt và tính hàn. Có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cho cơ thể. Dùng chữa trị chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam... Hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính ấm, không độc và có tác dụng cầm máu.
8. HẸ LÀ CÂY THẢO DƯỢC QUÝ Cây rau hẹ có chiều cao khoảng 20 đến 40 cm, giàu dược tính và mùi thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn,... mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc. Lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn và vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, giải độc. Thường dùng chữa trị ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,... Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa trị ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,... Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương và cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh và lưng gối yếu mềm.
9. CÂY BÔNG MÃ ĐỀ LÀ THẢO DƯỢC TỐT Cây bông mã đề là loại thân thảo, cao từ 10-15cm, dễ trồng trong vườn nhà vì có thể sống ở rất nhiều vùng đất có khí hậu khác nhau. Mã đề có thân ngắn, lá mọc từ gốc, hình dạng trứng và phần gân dọc theo sống lá. Mép lá có hình răng cưa và uốn lượn không đều theo nhiều hình dạng khác nhau. Mã đề có bông dài, mọc thẳng hướng lên trời, là hoa lưỡng tính, có 4 đài xếp đều và cuống hoa gần như quy đồng ở gốc. Quả mã đề là dạng quả nang, hình chóp thuôn dài, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen, bóng và đem ươm sẽ mọc thành cây mới. Theo dân gian, mã đề thường có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt, vì thế ngoài việc ăn món canh mã đề trong các bữa ăn thì không ít người còn dùng thảo dược này để sắc nước uống nhằm lợi tiểu và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh được cây mã đề có tác dụng tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận khá hiệu quả. Cây bông mã đề điều trị đi tiểu ra máu, chữa sỏi đường tiết niệu, trị ho, tiêu đờm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, mụn nhọt.
Nhìn chung, các loại cây thảo dược chữa bệnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, công dụng của các loại cây thảo dược là rất khác nhau và nhiều trường hợp cần phối hợp với các vị thuốc khác mới đạt kết quả điều trị tối ưu. Do đó, trước khi muốn sử dụng các loại cây thảo mộc như một vị thuốc chữa bệnh, chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để đăng ký vào nhóm ngành Y Dược, thí sinh ở miền Trung và miền Nam có thể lựa chọn học tập tại 5 trường đào tạo ngành Y Dược hàng đầu bao gồm: ĐH Y Dược TP HCM, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y - ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Y Dược Cần Thơ và ĐH Y Dược Huế.
Với mức điểm chuẩn hằng năm, học phí cùng chỉ tiêu tuyển sinh của 5 trường được list ra trong bảng thống kế dưới đây sẽ giúp học sinh và phụ huynh có lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân.
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.