Tốc Độ Phát Triển Kinh Tế Việt Nam 2024

Tốc Độ Phát Triển Kinh Tế Việt Nam 2024

Theo ông Trần Duy Đông - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngành dịch vụ logistics đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu và sản xuất, lưu thông phân phối trong nước.

Theo ông Trần Duy Đông - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngành dịch vụ logistics đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu và sản xuất, lưu thông phân phối trong nước.

Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài.

Sự chuyển mình của nền kinh tế Singapore theo năm tháng

Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

VEC Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) địa chỉ tại Tầng 2, 3, 4, 5 tòa nhà Central Point, số 219 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Tin tức mới nhất về VEC Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam cập nhật trên báo NĐT

THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – HÀ LAN

Chương trình Thạc sĩ Kinh tế Phát triển Việt Nam – Hà Lan chính thức hoạt động đào tạo năm 1994.

Đây là chương trình liên kết đào giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU – Việt Nam) và Viện Khoa học Xã hội Quốc tế (ISS), thuộc Trường Đại học Tổng hợp  Erasmus Rotterdam (Hà Lan).

Chương trình được thực hiện giảng dạy với sự tham gia của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ nhiều kinh nghiệm của ISS và Việt Nam.

Trải qua 30 năm thành lập và phát triển, Chương trình MDE đã đạt được rất nhiều những dấu ấn quan trọng, tiếp tục mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

PV: Vượt qua nhiều khó khăn, 9 tháng năm nay nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, với GDP 9 tháng tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước, tăng hơn 1,5 lần so với mức 4,4% cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được từ những “trụ cột” nào thưa ông?

TS. Nguyễn Quốc Việt: Kết quả này có sự đóng góp chủ yếu từ khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà hồi phục và dòng vốn FDI tích cực cũng là động lực tăng trưởng chính. Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh hơn hơn so với dự kiến, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, với xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD. Đây là mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn 2020 - 2024.

Đồng thời, thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch trong khi chi tiêu công giảm so với cùng kỳ năm 2023, dẫn đến ngân sách tiếp tục đạt thặng dư cao sẽ tạo dư địa cho các chính sách tài khoá tiếp tục trong năm 2024 như các chính sách miễn, giãn, giảm thuế, nhất là trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực chịu thiệt hại của cơn bão Yagi.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng phục hồi khá tốt, góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt tương đối thành công giai đoạn vừa qua để giảm các cú sốc và can thiệp thanh khoản, giúp hạ nền lãi suất, hỗ trợ chi phí vốn cho nền kinh tế mà không cần can thiệp lãi suất điều hành.

Về hoạt động của doanh nghiệp, đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại trong 9 tháng qua, cao hơn con số cả năm của giai đoạn 2018 - 2021.

PV: Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những thuận lợi, kinh tế Việt Nam trong những tháng còn lại của năm cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Xin ông cho biết rõ hơn về những thách thức này?

TS. Nguyễn Quốc Việt: Ở trong nước, dù nền kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực song vẫn còn có những rủi ro và thách thức ở phía trước. Bởi dù quá trình phục hồi vẫn tiếp tục ở các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực EU trong quý III/2024, nhưng đã xuất hiện dấu hiệu chậm lại so với quý II/2024. Chỉ số PMI (Chỉ số nhà quản trị mua hàng) của Hoa Kỳ và EU đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, trong khi Trung Quốc cũng ghi nhận mức giảm 3 điểm, xuống còn 51 điểm. Điều này có thể tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam, khi thương mại luôn được xem là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, rủi ro từ cuộc xung đột tại Trung Đông cũng làm gia tăng lạm phát nhập khẩu, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc chi phí đầu vào tăng cao đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam ngay trong quý 4/2024. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn là động lực chính của tăng trưởng tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam cũng đang có dấu hiệu chững lại trong quý III/2024. Do đó, cần nghiên cứu kỹ các dòng chảy dòng vốn FDI trên thế giới nói chung và vào Việt Nam nói riêng để có chính sách đối ứng trong thời gian tới.

Ngoài ra, độ trễ từ tác động của cơn bão Yagi cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam trong quý IV/2024 và kéo dài cả sang đầu năm 2025.

Trước những khó khăn trên, có thể khẳng định việc cân bằng giữa các động lực tăng trưởng, nhất là giữa động lực xuất khẩu và tăng trưởng của thị trường trong nước, đảm bảo ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững lại càng được đặt ra một cách cấp thiết hơn.

PV: Từ kết quả đã đạt được trong quý III/2024 cũng như 9 tháng năm 2024, ông dự báo như thế nào về mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024?

TS. Nguyễn Quốc Việt: VEPR đã đưa ra 2 kịch bản cao và thấp, cụ thể với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ quý IV/2024 sẽ đi ngang với mức 7,4%; kịch bản thấp, tăng trưởng quý IV/2024 sẽ dưới mức 7%.

Như vậy, với kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng quý IV/2024 dưới mức 7%, kết hợp với độ lệch dự báo tăng trưởng của các tổ chức, chúng tôi dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động mức ở mức từ 6,84%.

Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ quý IV/2024 sẽ đi ngang với mức 7,4%, tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu 7% mà Chính phủ đề ra cho năm 2024.