Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đang gặp sự cố về an toàn thông tin mạng hãy gửi báo cáo để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Sinh viên Trường CNTT&TT không chỉ được biết đến với nền tảng kiến thức kỹ thuật sắc bén và sự thích ứng tuyệt vời với bất kỳ nhiệm vụ nào được giao, mà còn được đánh giá cao bởi tư duy phản biện và sáng tạo. Trong SVMC, sinh viên ĐHBK Hà Nội nói chung và sinh viên Trường CNTT&TT nói riêng luôn giữ các vị trí quan trọng, và trở thành thành viên chủ chốt trong nhiều dự án cốt lõi của Trung tâm. Trường và SVMC đã củng cố mối quan hệ bền chặt, được thể hiện thông qua văn bản hợp tác chính thức, mở đường cho các hoạt động tài trợ tăng cường năng lực, cũng như học bổng cho sinh viên. Hiện tại, hơn 25% nhân viên của SVMC đã tốt nghiệp từ ĐHBK Hà Nội, trong đó có Trường CNTT&TT, và chúng tôi luôn mong muốn gia tăng số lượng này. SVMC luôn đánh giá cao hiệu quả hợp tác với Trường CNTT&TT – một đối tác chiến lược toàn diện của SVMC tại Việt Nam.
Ông Kim In Soo Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điện thoại Di động Samsung Việt Nam (SVMC)
Từ khi thành lập đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT), trực tiếp là đồng chí Giám đốc Sở, Giám đốc Sở luôn tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, sự quyết tâm đồng sức, đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn của tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức, lao động của Trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm đã không ngừng lớn mạnh và phát triển.
Từ ngày đầu mới thành lập, Trung tâm có 2 phòng chuyên môn với 6 cán bộ ban đầu (trong đó: 4 cán bộ chuyên môn công nghệ thông tin (CNTT) chuyển từ Trung tâm Công nghệ thông tin của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An và bộ phận Hành chính tổng hợp với 02 cán bộ là kế toán và văn thư kiêm thủ quỹ tuyển dụng mới) sau đó phát triển thành 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ với 24 cán bộ. Đến năm 2012, Phòng quản trị Cổng Thông tin điện tử Nghệ An được tách ra thành đơn vị sự nghiệp độc lập Trung tâm còn lại 13 cán bộ gồm 8 biên chế và 5 Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. Đến nay, Trung tâm hoạt động với cơ cấu tổ chức gồm 9 cán bộ trong đó gồm 07 biên chế viên chức và 01 HĐLĐ chuyên môn, 01 HĐLĐ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Mặc dù số lượng cán bộ ít, nhưng hầu hết là những người tận tâm, tận tụy với công việc, gắn bó với cơ quan. Về trình độ chuyên môn, Trung tâm có 09/09 cán bộ đạt chuẩn Đại học, trong đó 01 Ths, 08 Kỹ sư, Cử nhân.
Về chính trị: Hiện tại, Trung tâm có 01 Cao cấp và 01 trung cấp lý luận chính trị-hành chính, 01 cán bộ đang học Trung cấp và còn lại là sơ cấp, có 04/09 là cán bộ là đảng viên.
Cơ sở vật chất và thiết bị đã không ngừng được đầu tư phát triển. Từ khi mới thành lập Trung tâm phải thuê trụ sở làm việc tại số nhà 68B đường Nguyễn Sĩ Sách, với 05 bộ máy tính được trang bị ban đầu, đến nay được sự quan tâm của Lãnh đạo UBND tỉnh và nhất là Lãnh đạo Sở TTTT, Trung tâm được đầu tư xây dựng mới một Trụ sở làm việc khang trang với đầy đủ phòng làm việc cho cán bộ, phòng máy tính đào tạo CNTT, phòng máy chủ và Hội trường; Hệ thống mạng LAN, máy tính, máy chiếu, máy chủ được đầu tư trang bị đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ, ngoài ra Trung tâm còn được được trang bị 01 xe oto bán tải 5 chỗ ngồi để phục vụ nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Năm 2006, Trung tâm được Sở Bưu chính Viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) giao tiếp nhận và quản trị kỹ thuật trang thông tin điện tử Nghệ An từ Sở Khoa học và Công nghệ, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Trung tâm nên ngay từ khi tiếp quản, Trung tâm đã bắt tay xây dựng đề án cải tạo, nâng cấp phát triển Website Nghệ An đảm bảo tính linh hoạt và tính mở đồng thời tổ chức quản trị kỹ thuật để Website Nghệ An hoạt động liên tục 24/24h/ngày, 7 ngày/tuần trên mạng Internet và thực hiện việc cập nhật cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời lên Website Nghệ An, do đó đã thu hút được nhiều độc giả truy cập vào Website Nghệ An để tìm kiếm thông tin. Từ chỗ chỉ có vài trăm lượt truy cập vào Website Nghệ An mỗi ngày kể từ ngày đầu mới tiếp nhận, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi cải tạo, nâng cấp đến cuối năm 2006 Website Nghệ An đã có trên 3.000 lượt truy cập mỗi ngày. Cổng Thông tin điện tử Nghệ An khai trương vào ngày 20/6/2011 thay thế website Nghệ An, là nơi cung cấp những thông tin chính thống giới thiệu con người, tiềm năng, cơ chế chính sách, các dịch vụ hành chính công trực tuyến và các thông tin phản ánh hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An và cũng là đầu mối trao đổi thông tin giữa các cơ quan của tỉnh với các cơ quan của Trung ương, giữa các cơ quan của tỉnh với các cấp, các ngành và doanh nghiệp, người dân trên mạng Internet và thu hút hàng nghìn lượt truy nhập mỗi ngày. Hiện tại Cổng thông tin điện tử Nghệ An đang hoạt động rất hiệu quả.
Hệ thống giao ban điện tử trực tuyến của tỉnh được đưa vào sử dụng từ năm 2010, Trung tâm được giao quản lý, vận hành kỹ thuật hệ thống thiết bị phục vụ họp trực tuyến. Hệ thống được đầu tư gồm 24 điểm cầu bao gồm: Điểm cầu Văn phòng UBND tỉnh, điểm cầu Văn phòng Tỉnh ủy, điểm cầu Sở TTTT và 21 điểm cầu tại Văn phòng UBND của 21 huyện, thành, thị. Hệ thống giao ban trực tuyến đã phục vụ hiệu quả, kịp thời các hoạt động chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh với các địa phương trong tỉnh, đến nay đã phục vụ được hơn 400 cuộc họp trực tuyến của UBND tỉnh, các Ban của Tỉnh ủy, các sở, ngành cấp tỉnh với địa phương. Hầu hết các cuộc họp trực tuyển triển khai được nhanh, số lượng cán bộ, bộ phận dự họp được nhiều hơn, chất lượng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Năm 2007, Sở Thông tin và Truyền thông đã giao cho Trung tâm tổ chức thực hiện Đề án ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính nhằm giúp một số cán bộ lãnh cấp tỉnh trong việc nắm bắt CNTT và khai thác thông tin trên mạng Internet, đồng thời đảm bảo hệ thống mạng máy tính cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, tay nghề, phương tiện làm việc song Trung tâm đã sắp xếp bố trí cán bộ trực ứng cứu sự cố máy tính hàng ngày, cả thứ 7 và Chủ nhật nhằm đáp ứng đầy đủ, xử lý kịp thời các sự cố máy tính xẩy ra ở các đơn vị trên địa bàn Thành phố Vinh. Chất lượng ƯCSCATTT máy tính ngày một nâng lên đồng thời Trung tâm cũng đã triển khai giải pháp ứng cứu từ xa qua mạng internet và điện thoại; hợp đồng quản lý hệ thống mạng máy tính cho các đơn vị nên phần nào đã giải quyết được các công việc khi có sự cố máy tính xẩy ra ở các đơn vị. Kết quả thực hiện năm 2007 đến nay, Trung tâm ứng cứu được 3.498 lượt sự cố máy tính cho 256 lượt cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố Vinh, đảm bảo sau khi xử lý máy tính hoạt động tốt và bền. Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện ứng cứu sự cố về an toàn và an ninh thông tin cho các đơn vị, việc này đã phần nào đã giải quyết được các công việc khi có sự cố máy tính xẩy ra ở các đơn vị. Tổ chức thành công trên 50 cuộc diễn tập ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các thành viên thuộc đội ứng cứu sự cố máy tính, mạng máy tính của tỉnh, cán bộ chuyên trách CNTT đạt hiệu quả tốt. Từ năm 2018, Trung tâm được Sở TT&TT giao thêm nhiệm vụ xuất bản bản tin về an toàn thông tin nhằm tuyên truyền cho hoạt động an toàn thông tin của ngành và đơn vị, đến nay đã xuất bản 12 số Bản tin an toàn thông tin.
Hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về CNTT trong những năm đầu gặp rất nhiều khó khăn, do nhu cầu của thị trường Nghệ An về ứng dụng CNTT chưa nhiều, cán bộ có trình độ giảng dạy CNTT ít về số lượng, non về chất lượng nghiệp vụ, bên cạnh đó hệ thống mạng và máy tính thiếu, tuy nhiên Trung tâm đã phải nỗ lực cố gắng để vượt lên khó khăn, phải cử cán bộ trực tiếp đi cơ sở liên hệ công việc, tìm hiểu thị trường, khi có lớp phải thuê mướn thiết bị máy tính để đào tạo và bước đầu đã có kết quả. Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 262 lớp đào tạo bồi dưỡng cho hơn 60.000 lượt học viên là cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị, xã của tỉnh về CNTT&TT, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt năm 2023 Trung tâm đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho hơn 40.898 cán bộ, công chức, viên chức và phổ cập kỹ năng số cho người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An trên nền tảng số học trực tuyến mở đại trà Onetouch, giúp tỉnh Nghệ An hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04/4/2023 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp được Sở TTTT, UBND tỉnh giao, Trung tâm còn tổ chức khai thác thị trường để thực hiện hoạt động Tư vấn, dịch vụ cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu như: Lập dự án đầu tư; Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật dự toán; Tư vấn quản lý dự án CNTT, Giám sát thi công các dự án về CNTT&TT; Thiết kế xây dựng Website, tổ chức các sự kiện truyền thông, đặc biệt từ năm 2019 đến nay, Trung tâm đã tổ chức ôn thi cấp chứng chỉ cho 2.305 học viên... , tổng doanh thu dịch vụ hàng năm trung bình đạt trên 300 triệu đồng, nộp thuế nhà nước đầy đủ theo quy định. Lợi nhuận từ doanh thu dịch vụ hàng năm đã tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ hợp đồng và tăng thu nhập cho cán bộ toàn đơn vị, nguồn kinh phí này sử dụng chăm lo đời sống vật chất, lễ, tết cho cán bộ, người lao động trong năm và Tết Nguyên Đán hàng năm.
Ngoài những nhiệm vụ trên, Trung tâm còn tích cực tham mưu giúp Sở TTTT tổ chức nhiều Hội nghị xúc tiến đầu tư CNTT vào Nghệ An được tổ chức tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Cần thơ, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Đồng Nai, Quảng Ninh, Đà Lạt, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… và đặc biệt là Hội nghị xúc tiến đầu tư CNTT tại Nghệ An năm 2010; nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác giữa lãnh đạo tỉnh Nghệ An với các nhà đầu tư CNTT trong nước đã được ký kết để thực hiện.
Với những kết quả đạt được, hàng năm Trung tâm luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và xuất sắc của Sở, được UBND tỉnh và Bộ TT&TT tặng nhiều Bằng khen, 3 lần được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua…
Melde dich an, um fortzufahren.