Cùng DOL phân biệt "discount", "deduct" và "reduce" trong ngữ cảnh buôn bán nhé:
Cùng DOL phân biệt "discount", "deduct" và "reduce" trong ngữ cảnh buôn bán nhé:
* Khi nào người ngước ngoài là cá nhân cư trú?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
- Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.
- Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện 2: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú
Nơi ở thường xuyên đối với người nước ngoài là nơi ở thường trú ghi trong thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể:
- Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
- Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
* Cá nhân cư trú được giảm trừ gia cảnh
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Tóm lại, người nước ngoài là cá nhân cư trú được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và áp dụng quy định tính thuế thu nhập cá nhân như người Việt Nam.
Người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh không? (Ảnh minh họa)
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được điều kiện của cá nhân cư trú.
* Cá nhân không cư trú không được tính giảm trừ gia cảnh
Theo khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người nước ngoài là cá nhân không cư trú không được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và được xác định theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%
Xem chi tiết: Hướng dẫn khấu trừ 20% thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh từ ngày 01/7/2021 như sau:
09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)
11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
Người phụ thuộc gồm những đối tượng sau:
- Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp.
Tuy nhiên, đối tượng trên không đương nhiên trở thành người phụ thuộc và được giảm trừ gia cảnh. Nói cách khác, chỉ được giảm trừ gia cảnh khi có đủ điều kiện, người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Xem chi tiết tại: Hướng dẫn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Người nước ngoài có được giảm trừ gia cảnh không? Theo đó, người nước ngoài được giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu là cá nhân cư trú và áp dụng quy định tính thuế thu nhập cá nhân như lao động là người Việt Nam.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bà Nguyễn Thị Phương Lâm công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Vĩnh Phúc, là đơn vị sự nghiệp đặc thù, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ và được thành lập theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trong quá trình thực hiện quyết toán dự án hoàn thành, liên quan đến giá trị quyết toán chi phí giám sát thi công do đơn vị bà Lâm làm chủ đầu tư tự thực hiện có một số khó khăn vướng mắc như sau:
Dự án A được khởi công trong năm 2020 và kết thúc năm 2021. Đơn vị bà Lâm là chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án và giám sát thi công công trình theo đúng quy định và phù hợp với năng lực. Khi lập dự toán thu - chi quản lý dự án của năm 2020 và năm 2021, đơn vị đã không đưa nguồn thu của 2 nhiệm vụ trên vào tổng nguồn thu thực hiện trong năm bởi lý do sau:
Năm 2020, khi lập dự toán thu - chi, do nguồn kinh phí trích từ các dự án khác đã bảo đảm cân đối giữa nguồn thu - chi trong năm nên đơn vị không đưa chi phí giám sát thi công dự án này vào dự toán.
Năm 2021, do dự án đã hoàn thành, đang chờ quyết toán và dự án không được bố trí kế hoạch vốn trong năm nên khi xây dựng dự toán thu - chi của năm, đơn vị cũng không đưa chi phí giám sát thi công dự án này vào dự toán (dự kiến sau khi công trình được quyết toán hoàn thành và được bố trí vốn sẽ đưa vào dự toán thu - chi của năm được bố trí vốn).
Hơn nữa, căn cứ Điểm 2 Mục 13 Điều 1 Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/1/2019, sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính thì việc xác định nguồn thu trong năm do đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế trong năm để xác định.
Tuy nhiên, khi thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, cơ quan thẩm tra không chấp nhận quyết toán chi phí giám sát thi công của chủ đầu tư tự thực hiện do chưa đưa vào dự toán thu của năm (2020 hoặc 2021) trước khi trình thẩm tra quyết toán.
Bà Lâm hỏi, việc cơ quan thẩm tra quyết toán loại trừ giá trị giám sát thi công của dự án A nêu trên với lý do chi phí này chưa được đưa vào dự toán thu của chủ đầu tư trước khi trình thẩm tra phê duyệt quyết toán có phù hợp với quy định hiện hành không?
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Về quyết toán thu, chi quản lý dự án, tại Khoản 5 Điều 22 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước quy định nội dung quyết toán thu, chi quản lý dự án của Ban Quản lý dự án nhóm II:
Khi từng dự án được giao quản lý hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, các khoản chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng,... tính trong tổng mức đầu tư của từng dự án được quyết toán theo đúng định mức trích (tỷ lệ %) hoặc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong tổng mức đầu tư của dự án.
Về quyết toán dự án hoàn thành, Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/2/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn Nhà nước như sau:
- Tại Điều 3 quy định chi phí đầu tư được quyết toán: “Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, dự toán được duyệt và hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật".
- Tại Điều 14 quy định về thẩm tra chi phí đầu tư: Căn cứ tổng mức đầu tư được duyệt và báo cáo theo Mẫu số 04/QTDA, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra theo cơ cấu chi phí ghi trong tổng mức đầu tư: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác.
“Khoản 5. Thẩm tra chi phí quản lý dự án:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
b) Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước khác: Chi phí quản lý dự án và những khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do chủ đầu tư, ban quản lý tự thực hiện được quyết toán là số chi thực tế đúng quy định và tối đa không vượt chi phí trong dự án hoặc dự toán được phê duyệt.
c) Đối với dự án do chủ đầu tư, ban quản lý dự án quản lý 1 dự án thực hiện quản lý: Xem xét các chứng từ chi tiêu bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Việc quản lý tài sản của ban quản lý dự án khi dự án kết thúc thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
Khoản 6. Thẩm tra chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình và các chi phí khác:
a) Đối với các khoản chi phí tư vấn và chi phí khác tính theo định mức tỷ lệ phần trăm: Kiểm tra các điều kiện quy định trong việc áp dụng định mức tỷ lệ để xác định giá trị chi phí của từng loại công việc”.
- Tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 quy định thẩm tra xác định công nợ:
“a) Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, số tiền đã thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để xác định rõ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo đúng đối tượng”.
Do vậy, chi phí giám sát thi công của chủ đầu tư đã thực hiện nhưng chưa được thanh toán thực hiện theo quy định nêu trên.
Đề nghị đơn vị bà Lâm căn cứ vào những quy định nêu trên để thực hiện.
Khai thuế thu nhập cá nhân hàng năm tại Mỹ - Ảnh: apnews.com
Ngày 22-10, Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) đã công bố các điều chỉnh này trong báo cáo hàng năm về lạm phát. Đối với những người độc thân và người đã kết hôn nộp hồ sơ riêng lẻ, mức giảm trừ thuế tiêu chuẩn sẽ tăng lên 15.000 USD trong năm 2025, tăng 400 USD so với năm 2024.
Đối với các cặp vợ chồng nộp thuế chung, mức giảm trừ tiêu chuẩn sẽ là 30.000 USD vào năm 2025, tăng 800 USD so với năm 2024. Và những người đứng đầu hộ gia đình sẽ được giảm trừ 22.500 USD, tăng 600 USD so với năm 2024.
Ngưỡng thu nhập cho tất cả bảy mức thuế liên bang của Mỹ cũng được điều chỉnh tăng. Ví dụ, thuế suất cao nhất vẫn là 37% và sẽ áp dụng cho những người độc thân có thu nhập trên 626.350 USD/năm trong 2025, so với mức quy định 609.350 USD/năm vào năm 2024.
IRS thực hiện các điều chỉnh này cho từng năm thuế để bù đắp cho lạm phát, vốn đang có xu hướng giảm. Tháng trước, lạm phát tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm qua, mang lại tín hiệu tích cực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, người dân Mỹ vẫn phải đối mặt với áp lực giá cả từ một số mặt hàng quan trọng. Giá cả "lõi" - một chỉ số đo lạm phát cơ bản - vẫn ở mức cao trong tháng 9-2024, bị đẩy lên bởi chi phí y tế, quần áo, bảo hiểm ô tô và vé máy bay tăng mạnh.
Dù mức giảm trừ tiêu chuẩn cho năm 2025 sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức tăng được công bố lần này thấp hơn so với những năm trước. Ví dụ, trong điều chỉnh thuế công bố năm ngoái, IRS đã tăng mức giảm trừ tiêu chuẩn cho người nộp thuế độc thân lên 750 USD so với năm 2023 và mức tăng khấu trừ thuế cho các cặp vợ chồng và người đứng đầu hộ gia đình lần lượt là 1.500 USD và 1.100 USD.
Đầu tháng này, Cơ quan An sinh Xã hội của Mỹ cũng công bố mức tăng 2,5% trong chi phí sinh hoạt cho người nhận trợ cấp, bắt đầu từ tháng 1-2025. Điều này có nghĩa là hóa đơn thanh toán sinh hoạt phí của hàng triệu người dân sẽ cộng thêm trung bình hơn 50 USD/ tháng.