Người Hà Nội uống cà phê tại Cà phê Quỳnh phố Bát Đàn của vợ chồng NSND Như Quỳnh - nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo - Ảnh: HỮU BẢO
Người Hà Nội uống cà phê tại Cà phê Quỳnh phố Bát Đàn của vợ chồng NSND Như Quỳnh - nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo - Ảnh: HỮU BẢO
Trải nghiệm sống ở nước ngoài sẽ cho ta góc nhìn khác về hầu như mọi mặt của cuộc sống. Và điều này giúp mở mang kiến thức, tư duy, và sức sáng tạo lên rất nhiều. Con người thường có xu hướng chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống, khiến ta tin vào những điều mà số đông cũng tin tưởng, và hành xử theo cách mà mọi người quanh ta vẫn làm. Nhưng khi tách ra khỏi môi trường quen thuộc này, ta sẽ bỗng nhiên trở thành “người ngoài” và như mọi người vẫn nói, người ngoài cuộc thì thường có cái nhìn sáng tỏ, đa chiều, hiểu biết hơn những người trong cuộc. Sống ở nước ngoài lâu dài, ta sẽ dần phát triển góc nhìn khác biệt hơn, khách quan nhưng cũng cá nhân hơn, bớt đi tính rập khuôn, a dua, “bầy đàn” thường thấy.
Đó là lý do tại sao mà nhiều vlogger, blogger, hay influencer – những người tạo ảnh hưởng lớn cho giới trẻ hiện nay là du học sinh hoặc có xuất phát điểm là du học sinh. Cuộc sống ở nước ngoài dễ cho các bạn cái nhìn khác đi về những sự việc, hoàn cảnh xảy ra ở trong nước, tạo cảm hứng cho các bạn dám nói ra những điều khác biệt, làm những điều mà có thể nếu còn ở trong nước bạn chưa chắc đã dám làm. Bởi được chứng kiến nhiều điều mới mẻ hàng ngày, chất liệu sống của các bạn cũng giàu có hơn và bạn muốn được làm nhiều hơn cho đam mê, sáng tạo của mình. Đây là điều rất khó để có được nếu không tách rời hẳn môi trường quen thuộc và bắt đầu trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài.
Điều cuối cùng và cũng là tuyệt vời nhất của việc sống ở nước ngoài là có được những trải nghiệm độc đáo mà không gì có thể so sánh được. Những trải nghiệm này đến từ nhiều cung bậc cảm xúc thăng trầm của cuộc sống nơi đất khách, từ niềm vui được mắt thấy, tai nghe, tay chạm đến những thứ mà mình chưa từng biết đến, và từ sự trân trọng những nỗ lực, hy sinh của bản thân và gia đình để mình được đặt chân đến những nơi mình được đến, làm những điều mình được làm. Đây không chỉ là những điều làm cuộc sống của ta trở nên màu sắc, sinh động, đa chiều hơn, mà còn có thể tiếp tục trở thành những giai thoại truyền cảm hứng cho con cháu sau này. (Khi còn nhỏ, tôi luôn say mê nghe những câu chuyện kể về chuyến đi Đông Đức của bà hay trầm trồ ngắm chiếc cốc thủy tinh có in hình hai chú chim hòa bình ông mua khi ở Bun-ga-ri — đó là một phần ký ức tuổi thơ đáng nhớ tạo nên ước mơ du học của tôi sau này).
Bởi vậy, dẫu biết rằng không phải ai trong đời cũng có cơ hội được sống ở nước ngoài và không phải ai cũng có ước mơ lớn đủ để rời bỏ gia đình, quê hương sang một vùng đất mới, tôi vẫn muốn viết ra những dòng này thay lời động viên, khích lệ. Tôi có nhiều người bạn từng đi du học ở nước ngoài nhiều năm, sau đó về nước hẳn và không còn ý định đi đâu xa nữa, nhưng những trải nghiệm đáng nhớ một thời “xa xứ” vẫn còn nguyên đó và tiếp tục giúp mọi người trong cuộc sống hiện tại ở Việt Nam. Tôi cũng có những người bạn khi còn trẻ lúc nào cũng kể về ước mơ đi “Tây” của mình nhưng chưa bao giờ có đủ động lực để bắt tay vào hành động hiện thực hóa ước mơ. Thế nhưng đến khi có gia đình, con nhỏ, tưởng như ổn định rồi thì ước mơ lại trỗi dậy, cộng thêm mong muốn cho con cái được lớn lên trong môi trường khác, các bạn lại đi được những bước lớn hơn, dài hơn, quyết liệt hơn để đưa cả gia đình sang nước ngoài trải nghiệm. Khi còn làm công tác xã hội ở cộng đồng người Việt nhập cư tại Mỹ, tôi được làm quen với rất nhiều ông bà, cô bác tuổi đã cao, tưởng như cả đời sẽ chỉ sống an nhiên ở Việt Nam, ấy vậy mà (nửa) cuối cuộc đời lại ra nước ngoài. Nhìn những bác bằng tuổi ông bà, bố mẹ mình vẫn vui vẻ hàng ngày cắp sách đi học tiếng Anh, học thi quốc tịch, vận động người Việt đi bầu cử…, tôi nhận ra rằng không có gì là không thể. Nếu bạn thực sự quyết tâm, hãy để trải nghiệm sống ở nước ngoài có-một-không-hai này được trở thành một phần cuộc đời của chính mình!
*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận
**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog
Ở phía ngược lại, cũng không ít người đồng tình với ý kiến của ông Phạm Xuân Thạch, thể hiện qua các bình luận trên Tuổi Trẻ cũng như các ý kiến người Hà Nội được Tuổi Trẻ hỏi.
Độc giả Tien Ngoc viết: "Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến "không nên tranh luận khái niệm người Hà Nội gốc" vì không để làm gì và cũng chả ích gì". Độc giả Đặng Văn Tuấn nêu: "Mình cũng nghĩ nên xóa khái niệm trên là rất đúng đắn".
Đáng lưu ý, một người "chuẩn" Hà Nội gốc theo nhiều định nghĩa và hiện đang sinh sống trong ngôi nhà của bố mẹ ở phố cổ Hà Nội là nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo thì lại từ chối nói về cuộc tranh luận "người Hà Nội gốc" như một cách để thể hiện quan điểm của ông về tranh cãi không hồi kết này.
Ông cho biết đã từ chối trả lời câu hỏi này không ít lần.
Tuy thế, ông Bảo gián tiếp bày tỏ quan điểm với Tuổi Trẻ khi dẫn câu thơ của nhà thơ dân gian Bảo Sinh - một người Hà Nội: "Tôn vinh một người quá cao / Là ta hạ nhục biết bao nhiêu người".
Độc giả Tuổi Trẻ cũng có những ý kiến rất đáng suy nghĩ như: "Tại sao không nghĩ là cùng nhau sống vui hòa thuận trên quả địa cầu này?".
Câu hỏi làm nhiều người giật mình tự vấn rằng nếu các khái niệm đưa ra chỉ gây thêm phân biệt, chia cách người với người thì sự tồn tại của nó có cần thiết?
Câu hỏi, một lần nữa, không dễ có câu trả lời trong một xã hội ngày càng tôn vinh sự tự do bày tỏ quan điểm nhưng lại quên lắng nghe nhau.
"Người Tràng An cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện...
Họ ở với nhau biết nhịn, biết nể, biết ngượng. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý. Tình người rõ ràng...".
Trích Hà Nội thanh lịch của Hoàng Đạo Thúy
Được sống ở nước ngoài ít nhất một lần trong đời là ước mơ của rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Miền đất xa lạ luôn hứa hẹn nhiều điều thú vị, cơ hội mới, quan hệ mới, và những trải nghiệm khác biệt so với cuộc sống quen thuộc hàng ngày. Tuy vậy, không nhiều người nhận ra rằng điểm tuyệt vời nhất của cuộc sống ở nước ngoài thực ra không phải là ở nơi đến mà chính là ở những thay đổi trong con người mình trong quá trình sống xa quê hương. Đây cũng là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt giữa việc đi du lịch nước ngoài ngắn ngày (dưới 1 tháng) và sống ở nước ngoài lâu dài (từ 3 tháng trở lên). Khi đi du lịch, mục đích chính thường chỉ là thăm thú, mua sắm, ngắm cái hay, cái đẹp của đất nước bạn; bởi thế, thời gian và trải nghiệm có được đều chưa đủ để tạo ra những thay đổi rõ nét trong tư duy của người đi du lịch. Sống ở nước ngoài lại là một trải nghiệm khác hẳn! Với tâm thế của một người lưu trú lâu dài, tầm nhìn của ta buộc phải mở ra để thấy được cả điểm hay lẫn điểm dở ở môi trường mới; thời gian lâu dài cũng khiến ta nếm trải không chỉ niềm vui, sự thích thú ban đầu mà còn cả nỗi đau khổ, sự thất vọng sau nà. Chính những điều này khiến con người ta thay đổi, trưởng thành hơn. Bởi vậy, tôi tin rằng, ai trong chúng ta cũng nên trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài ít nhất một lần trong đời.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có được cơ hội ấy (hay ít nhất, một cách dễ dàng). Khi còn là một cô học trò nhỏ ở Việt Nam, tôi đã khát khao được trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài; tất cả những gì mới mẻ tôi nghe được về những miền đất mới đều khiến trái tim tôi đập rộn ràng. Nhưng vì gia đình tôi không quá khá giả để có điều kiện đưa tôi ra nước ngoài từ sớm, tôi cố gắng tự định hướng và đi những bước nhỏ để tiến dần hơn đến ước mơ của mình. Ban đầu chỉ bằng việc học ngoại ngữ – điều duy nhất tôi biết là cần thiết để mở ra cánh cửa du học, sau là chọn học ngành “Quốc tế học” ở đại học – một ngành còn rất mới thời bấy giờ, và tiếp đến là rất nhiều hoạt động nhỏ như làm tình nguyện với tổ chức quốc tế, nộp đơn xin đi làm thực tập không lương ở nước ngoài, gõ cửa không biết bao cơ hội học bổng lớn nhỏ… Rồi từ đó, tôi dần dần có cơ hội đi nước ngoài trong những chuyến nhỏ ngắn ngày, rồi nhiều chuyến nhỏ dài ngày hơn nữa, và cuối cùng là một cơ hội lớn hơn để theo học ở nước ngoài nhiều vài năm. Đến nay, sau gần 5 năm sống ở Mỹ, trải qua nhiều thăng trầm, tôi càng nhận ra sự cần thiết của trải nghiệm sống ở nước ngoài đối với người trưởng thành. Không kể là bạn có ý định ở lại định cư hay trở về quê hương, thích hay không thích cuộc sống ở nước ngoài, đi du học hay chỉ đi làm công việc chân tay, thành công hay chưa thành công… đối với tôi, ai cũng nên cố gắng để được trải nghiệm cuộc sống “tha hương” ít nhất một lần trong đời.
Và dưới đây là một số lý do cho sự tồn tại của mong muốn ấy, nhìn từ góc độ phát triển bản thân: